Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

15 dấu hiệu và triệu chứng của thiếu hụt vitamin C (phần 1)

Vitamin C là một chất dinh dưỡng cần thiết phải được bổ sung thường xuyên.

Các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây thiếu vitamin C là chế độ ăn uống kém, nghiện rượu, biếng ăn, bệnh tâm thần nặng, hút thuốc và lọc máu.

Trong khi các triệu chứng của tình trạng thiếu vitamin C trầm trọng có thể mất nhiều tháng để biểu hiện rõ, có một số dấu hiệu khác có thể theo dõi.

Dưới đây là 15 dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng thiếu vitamin C.

Da thô ráp, bong tróc

Vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất collagen, một loại protein có nhiều trong các mô liên kết như da, tóc, khớp, xương và mạch máu.

Khi nồng độ vitamin C thấp, một tình trạng da được gọi là dày sừng nang lông có thể phát triển.

Trong tình trạng này, những mảng như da gà hình thành ở mặt sau của cánh tay trên, đùi hoặc mông do sự tích tụ keratin bên trong lỗ chân lông .

Dày sừng nang lông do thiếu vitamin C thường xuất hiện sau 3 đến 5 tháng bị thiếu vitamin C và sẽ được điều trị bằng việc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C.

Tuy nhiên, cũng có nhiều nguyên nhân tiềm tàng khác gây ra dày sừng nang lông.

Thân tóc bị xoăn

Thiếu vitamin C cũng có thể khiến tóc mọc xoăn do các khuyết tật phát triển trong cấu trúc protein của tóc khi tóc mọc lên.

Tóc xoăn là một trong những dấu hiệu của việc thiếu vitamin C nhưng có thể không rõ ràng, vì những sợi tóc bị hư hỏng này có nhiều khả năng bị gãy hoặc rụng.

Những bất thường về tóc thường được điều trị trong vòng một tháng với lượng vitamin C thích hợp.

Nang lông màu đỏ tươi

Các nang lông trên bề mặt da chứa nhiều mạch máu nhỏ, giúp cung cấp máu và chất dinh dưỡng cho bề mặt da.

Khi cơ thể thiếu vitamin C, những mạch máu nhỏ này trở nên mong manh và dễ vỡ, gây ra các đốm nhỏ màu đỏ tươi xuất hiện xung quanh các nang lông.

Điều này được gọi là xuất huyết quanh nang và là một dấu hiệu của chứng thiếu vitamin C trầm trọng.

Uống bổ sung vitamin C thường xuyên sẽ giúp điều trị các triệu chứng này trong vòng hai tuần.

Móng tay hình thìa có đốm đỏ hoặc đường kẻ

Móng tay hình thìa được đặc trưng bởi hình dạng lõm của chúng và thường mỏng và dễ gãy.

Chúng thường kết hợp với thiếu máu do thiếu sắt nhưng cũng liên quan đến thiếu hụt vitamin C.

Các đốm đỏ hoặc các đường thẳng đứng trên móng tay, được gọi là xuất huyết, cũng có thể xuất hiện trong quá trình thiếu vitamin C do các mạch máu bị suy yếu dễ vỡ.

Mặc dù sự xuất hiện trực quan của móng tay và móng chân có thể giúp xác định khả năng thiếu hụt vitamin C, nhưng những dấu hiệu này không được sử đụng dể chẩn đoán xác định.

 Da khô, bị tổn thương

Da khỏe mạnh chứa một lượng lớn vitamin C, đặc biệt là ở lớp biểu bì, hoặc lớp ngoài của da.

Vitamin C giữ cho làn da khỏe mạnh bằng cách bảo vệ da khỏi tác hại do oxy hóa gây ra bởi mặt trời và tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm như khói thuốc lá hoặc ozone.

Nó cũng thúc đẩy sản xuất collagen, giữ cho làn da trông đầy đặn và trẻ trung.

Bổ sung nhiều vitamin C có liên quan đến việc cải thện làn da, trong khi đó, ít bổ sung vitamin C có liên quan đến việc tăng 10% nguy cơ phát triển da khô và nhăn.

Mặc dù da bị khô, tổn thương có thể liên quan với tình trạng thiếu vitamin C, nó cũng có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố khác, do đó, chỉ dựa vào triệu chứng này là không đủ để chẩn đoán tình trạng thiếu vitamin C.

Dễ bầm tím

Bầm tím xảy ra khi các mạch máu dưới da bị vỡ, khiến cho máu chảy ra các vùng xung quanh. Dễ bầm tím là dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu vitamin C vì sản xuất collagen kém khiến các mạch máu bị yếu.

Các vết bầm có liên quan đến thiếu vitamin C có thể bao gồm các khu vực rộng lớn của cơ thể hoặc xuất hiện dưới dạng các chấm nhỏ màu tím dưới da. Dễ bầm tím thường là một trong những triệu chứng rõ ràng đầu tiên của tình trạng thiếu vitamin C.

Vết thương lâu lành

Do thiếu vitamin C làm chậm tốc độ hình thành collagen, dẫn đến tình trạng các vết thương lành chậm hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị loét chân mãn tính, không chữa lành có nhiều khả năng thiếu vitamin C hơn những người không bị loét chân mãn tính. Trong trường hợp thiếu vitamin C nghiêm trọng, vết thương cũ thậm chí có thể toác ra, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Vết thương lâu lành là một trong những dấu hiệu thiếu vitamin C mãn tính và thường không biểu hiện cho đến khi tình trạng thiếu hụt biểu hiện sau nhiều tháng.

Đón đọc phần tiếp theo tại vienyhocungdung.vn

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 9 thực phẩm giàu vitamin C hơn cả trái cam

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline)
Bình luận
Tin mới
  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch: Những điều cần biết

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 28/06/2025

    Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?

    Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

  • 28/06/2025

    Thói quen sử dụng dầu mỡ trong chế độ ăn hiện nay của người Việt Nam

    Nhịp sống hiện đại cũng dần làm thay đổi chế độ ăn uống của con người, khi thời gian đôi lúc được coi là ưu tiên số 1. Việt Nam cũng không ngoại lệ trong tiến trình này. Từ những bữa ăn truyền thống giản dị vừa phải, ngày nay, các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ dường như đã trở thành một phần không thể thiếu, hiện diện đậm nét trong hầu hết các bữa cơm gia đình đến các bữa tiệc bên ngoài. Không nằm ngoài quy luật đó, sự dịch chuyển của xu hướng tiêu thụ dầu mỡ trong chế độ ăn cũng thể hiện rõ nét, bao gồm sự tăng vọt về số lượng và sự ưu tiên thiên lệch ngày càng rõ rệt đối với một số loại chất béo nhất định.

  • 28/06/2025

    Tìm hiểu về vaccine phòng ngừa ung thư

    Vaccine ung thư là một dạng liệu pháp miễn dịch có thể giúp hệ miễn dịch "nhận ra" các tế bào ung thư để từ đó nhận diện và loại bỏ chúng.

Xem thêm