Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

14 thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có nhiều sắt hơn thịt

Dù bạn là người ăn chay trường hoặc đang muốn giảm thịt trong khẩu phần, bạn sẽ quan tâm đến việc đảm bảo có đủ lượng sắt cần thiết.

14 thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có nhiều sắt hơn thịt

Theo Viện Y học Hoa Kỳ, lượng khuyến nghị của sắt trong khẩu phần đối với người trưởng thành là 8-27 mg mỗi ngày, nam giới trưởng thành ở cần ít lượng sắt hơn so với nữ, phụ nữ cao tuổi và người mang thai hoặc cho con bú thì cần nhiều sắt.

Trong khi thịt thường được khuyến nghị đầu tiên để bổ sung sắt, có rất nhiều sự lựa chọn khác chứa lượng sắt tương đương, hoặc thậm chí nhiều hơn thịt. Dưới đây là 14 thực vật giàu sắt như vậy.  

Rau chân vịt

Các loại rau xanh đậm, đặc biệt rau chân vịt, cung cấp rất nhiều sắt. Ba tách rau chân vịt chứa khoảng 18mg sắt – nhiều hơn 230g thịt bít tết! Bạn đã có đủ lượng sắt cần thiết cho một ngày chỉ bằng một bữa xa lát rau chân vịt.

Súp lơ

Súp lơ không chỉ giàu sắt và các dưỡng chất quan trọng khác như vitamin K và magie, nó còn giàu vitamin C, giúp cải thiện hấp thu sắt trong cơ thể.

Đậu lăng

 

Chỉ một tách đậu lăng cũng chứa nhiều sắt hơn một miếng bít tết 230g. Đậu lăng là nguồn giàu chất xơ khẩu phần, kali và đạm. Bạn có thể thêm đậu lăng vào xa lát, hoặc nấu canh.

Cải xoăn

 

Ba tách cải xoăn chứa 3,6 mg sắt. Bạn có thể bổ sung rau này vào xa lát hoặc thêm vào pizza.

Cải thìa (cải chip)

Dù bạn hấp hay xào món rau dễ ăn này, bạn cũng sẽ có đủ lượng vitamin A cũng như lượng sắt lên đên 1,8mg đối với một tách rau.

Khoai tây hấp/nướng

Một củ khoai tây nướng lớn chứa gần gấp ba lượng sắt so với 85g thịt gà. Bạn có thể ăn kèm khoai tây hấp với xa lát hoặc sữa chua Hy Lạp (giàu protein) cùng súp lơ luộc và phô mai đun chảy.

Hạt vừng

Chỉ một thìa canh vừng có thể chứa 1,3mg sắt. Vừng có thể dễ dàng ăn kèm với các món ăn khác. Bạn có thể rắc vừng rang lên xa lát để thêm hương vị, hoặc thêm vào nước sốt, nước trộn trước khi rắc vào món ăn.

Hạt điều

Những loại hạt có dầu được biệt là nguồn giàu protein thực vật, tuy nhiên hạt điều còn giàu sắt nữa. Chỉ ¼ tách hạt điều có thể chứa khoảng 2g sắt. Để ăn ngon hơn, bạn có thể trộn hạt điều rang và giã nhỏ vào sinh tố hoặc xa lát.

Đậu nành

Một tách đậu nành rang chứa từ 8 đến 9mg sắt. Loại đậu này cũng là nguồn cung cấp đạm dồi dào. Bạn nên lựa chọn nguồn cung cấp đậu nành hữu cơ.

Đậu gà

 

Một tách đậu gà chứa 4,7mg sắt, nhiều hơn một nửa lượng khuyến nghị hằng ngày dành cho nam giới trưởng thành. Bạn có thể rán hạt đậu với một chút dầu oliu, hoặc ăn kèm cà chua, phomai feta và dưa chuột để có món xa lát tươi ngon, hoặc chế biến hummus – một món khai vị nổi tiếng từ Trung Đông.

Socola đen

Lợi ích của socola đen dường như vô số. Bên cạnh việc mang lại làn da và hàm răng khỏe mạnh, giảm lo lắng, socola đen còn cung cấp lượng sắt cần thiết cho bạn. 28g socola đen chứa 2 đến 3 mg sắt, nhiều sắt hơn với cùng lượng thịt bò.

Cải Thụy Sỹ

 

Chỉ một tách cải Thụy Sỹ có thể chứa 4mg sắt, nhiều hơn một chiếc hamburger 170g. Cải Thụy Sỹ chứa các dưỡng chất quý giá, bao gồm axit béo omega-3, vitamins A, C, và K, và folat B. 

Đậu phụ

Là thực phẩm rất phổ biến đối với người ăn chay, miếng đậu phụ có thể cung cấp 3mg sắt đối với mỗi nửa tách. Có vô số công thức chế biến đậu phụ, từ đậu phụ xào cho đến món kem đá xoài cùng tào phớ. 

Đậu đỏ

Đậu đỏ chứa 3-4 mg sắt đối với mỗi tách. Đậu đỏ phải được nấu chín thay vì săn sống để đảm bảo hương vị và lợi ích. Đậu đỏ có thể là lựa chọn lành mạnh và thơm ngon thay thế cho thịt để cung cấp sắt cho cơ thể. 

Xem thêm thông tin về bài viết 10 lý do bạn nên bổ sung sắt

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Prevention
Bình luận
Tin mới
  • 21/04/2025

    Chế độ ăn uống phòng và điều trị hạ đường huyết

    Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng và điều trị hạ đường huyết hiệu quả.

  • 21/04/2025

    Lưu ý quan trọng khi chọn sữa cho trẻ

    Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ đặt ra trong những năm đầu nuôi con là: "Con tôi nên uống loại sữa nào và vào thời điểm nào?". Từ giai đoạn sơ sinh đến khi cai sữa và chuyển sang chế độ ăn thông thường, vai trò của sữa trong chế độ dinh dưỡng của trẻ thay đổi đáng kể theo từng giai đoạn phát triển.

  • 21/04/2025

    Ảnh hưởng của I-ốt đến chức năng tuyến giáp

    Chức năng tuyến giáp có liên quan chặt chẽ với dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Các vi chất dinh dưỡng như i-ốt, selen, sắt, kẽm, đồng, magiê, vitamin A và vitamin B12 ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và điều hòa hormon tuyến giáp trong suốt cuộc đời. Do vậy, những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến những thay đổi trong chức năng tuyến giáp.

  • 20/04/2025

    Nhận thức đúng về thực phẩm giải nhiệt mùa hè

    Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác

  • 20/04/2025

    6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa

    Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

  • 20/04/2025

    7 loại thực phẩm cay giúp chống ngạt mũi và đau đầu do viêm xoang

    Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !

  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

Xem thêm