Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 Dưỡng chất quan trọng giúp trẻ tăng chiều cao tối đa

Khoa học đã chứng minh, dinh dưỡng đóng vai trò quan giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa. Dinh dưỡng cũng góp phần giúp trẻ thông minh, học giỏi, mắt sang, phòng tránh các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị.Vấn đề là cho trẻ ăn gì, ăn bao nhiêu, tìm thấy dinh dưỡng này ở đâu vẫn luôn là băn khoăn của các bậc phụ huynh.

Những dưỡng chất giúp trẻ cao lớn, đạt chiều cao tối đa

Bộ xương được cấu thành từ các khoáng chất, nhiều nhất là Calci, ngoài ra còn có các khoáng chất khác như kẽm, magie, và các chất hữu cơ mà chủ yếu là collagen. Bởi vậy, muốn trẻ cao lớn và đạt chiều cao tốt nhất, điều quan trọng là phải cung cấp đủ và đúng phương pháp những nguyên liệu cấu thành cho xương, trong đó, Calci là quan trọng nhất.

Calci

Calci là một trong số những khoáng chất đóng vai trò quan trọng nhất đối với cơ thể. Đây là thành phần chính cấu thành nên xương và hàm răng của con người (99% Calci tập trung ở xương và răng). Ngoài ra, Calci còn có nhiều chức năng khác như: làm đông máu; ngăn ngừa băng huyết khi mạch máu bị tổn thương; điều hòa sự co bóp của bắp thịt (đặc biệt là tế bào tim), giúp hấp thụ vitamin B12 trong ruột; hỗ trợ sự phân phát, thu nhận và dẫn truyền tín hiệu thần kinh; sản xuất một số kích thích tố như insulin.

Calci trong máu còn giúp duy trì huyết áp và nhịp tim đập bình thường. Chính vì vậy, việc cung cấp và bổ sung Calci là việc cần ưu tiên hàng đầu và cần tiến hành ngay từ giai đoạn đầu đời của mỗi trẻ nhỏ.

Nếu cơ thể thiếu Calci, sẽ dẫn tới trẻ bị còi xương,  chậm lớn, hạn chế chiều cao, co thắt thần kinh, co giật mặt, yếu cơ, chuột rút, đánh trống ngực, tần số tim giảm v.v…

Bởi chủ yếu tập trung ở xương và răng nên lượng Calci được bổ sung qua đường ăn uống phải được hấp thu hoàn toàn qua ruột và cần vận chuyển tối đa vào xương. Nếu Calci đã bổ sung đủ mà không được vận chuyển tối đa vào xương mà ở lại trong ruột, trong máu nhiều hơn mức cho phép thì nó sẽ chống lại bạn, gây nên táo bón, sỏi thận, xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm. 

Vai trò của Vitamin D

Chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin D ở thận, làm tăng sinh “một protein gắn Calci” nên giúp tăng hấp  thu Calci qua thành ruột. Dẫn xuất của vitamin D ( là cholecalciferol) làm giảm đáng kể tốc độ mất xương, giúp tăng hấp thu Calci. Vitamin D3 giúp phòng ngừa té ngã nhờ củng cố sức khỏe của cơ xương (cơ vân).

Tạo cốt bào (nằm trong chất căn bản của xương) chứa một protein là osteocalcin đóng vai trò chuyển vận Calci vào nơi cần đến của xương (là hydroxyapatit). Vitamin D3 (dưới dạng có hoạt tính, tức calcitriol) vào nằm trong tạo cốt bào, gây cảm ứng làm tăng mức osteocalcin (nhưng là osteocalcin còn chưa có hoạt tính!). Muốn có hoạt tính chuyển vận Calci, còn cần nhờ tới vai trò của MK7 (tức vitamin K2).

Vai trò của MK7 ( tức Vitamin K2)

MK7 giúp “đặt” Calci vào đúng chỗ cần và “kéo” Calci ra khỏi chỗ không cần (thậm chí chỗ nguy hiểm). Chỗ cần là xương và máu, chỗ không cần là vôi hóa thành mạch, vôi hóa các mô mềm.

MK7 cần cho tạo thành osteocalcin cần cho tạo xương. Osteocalcin sinh ra trong “tạo cốt bào”     (osteoblast) nhờ được cảm ứng bởi vitamin D3, khi đó osteocalcin còn chưa có hoạt tính gắn calci vào mô “dạng xương”.

MK7  hoạt hóa osteocalcin tại chất căn bản ở ngoại bào, giúp đưa ion calci vào nơi cần là hydroxyapatite, tạo nên xương thực thụ!

MK7 giúp xây dựng xương khỏe mạnh, phòng và chống còi xương, giúp tăng chiều cao cho thiếu niên, làm chậm mất xương, cải thiện chất lượng xương trong nhiều nguyên nhân bệnh lý như do dùng thuốc (như corticoid), bệnh gan, đột quỵ, chán ăn…
Bên cạnh vai trò đó, MK7 còn có tác dụng tích cực đối với sự linh hoạt của xương bằng cách tăng lượng Collagen trong xương .

Khung xương của cơ thể được ví như một ngôi nhà được xây dựng với bê tông cốt thép. Trong đó, xi măng là Calci (giúp tăng mật độ xương) và cốt thép là Collagen ( giúp tăng chất lượng, tính đàn hồi của xương nhờ mối liên kết của các phân tử Collagen).

Collagen chiếm tới hơn một nửa khối lượng xương, và là nền tảng để Calci và các khoáng chất khác có thể tích lũy. Vì vậy, yếu tố quyết định chất lượng  xương, ngoài Calci và các khoáng chất, Collagen cũng có vai trò rất quan trọng.

MK7 có nhiều trong các sản phẩm lên men từ đậu nành, sữa. Hiện nay, MK7 được sản xuất theo phương pháp truyền thống "Natto" với công nghệ tiên tiến tại Nhật Bản. Natto được làm từ đậu nành lên men là nguồn tự nhiên giàu Vitamin K2 nhất. MK7 là vitamin K2 duy nhất có nguồn gốc thiên nhiên.

Magnesi (Mg)

Magie thiết yếu cho tạo protein-collagen ở chất căn bản của xương, còn giúp tạo khoáng xương. Khoảng 60% Magie trong cơ thể là nằm ở xương. Nồng độ Magie giảm sẽ ảnh hưởng tới hấp thu Calci, làm thiếu hụt Calci.

Magie là đồng yếu tố của các enzym chủ công trong xương, bao gồm photphatase kiềm dùng cho tu sửa bộ xương, Magie còn tham gia vào các enzym chuyển vitamin D thành dạng có tác dụng hormon.

Kẽm (Zn)

Là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi tế bào của cơ thể, từ hệ miễn dịch đến việc phát triển và giới tính nam. Giúp sự sinh trưởng và phát triển bình thường của trẻ trong giai đoạn mẹ mang thai, tuổi thơ và vị thành niên. Thiếu kẽm, trẻ sẽ chậm phát triển, biếng ăn, ngủ gà, giảm năng tuyến sinh dục, kém phát triển về chiều cao, suy giảm miễn dịch, tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa lipid, glucid, protid và suy nhược thần kinh

Kẽm cần cho hơn 300 enzym thiết yếu cho hệ miễn dịch, sức lớn cho trẻ em, làm lành vết thương, giữ vững khả năng sinh sản cho người lớn, giúp tổng hợp protein, sự tái sinh tế bào, hỗ trợ thị giác, bảo vệ miễn dịch, bảo vệ chống gốc tự do.   

Kẽm giúp tạo xương nhờ làm tăng tác dụng của vitamin D3, còn là đồng yếu tố cho phosphatase kiềm. Chế độ dinh dưỡng chuẩn hiện nay thường không cung cấp đủ lượng kẽm mong muốn, nên rất cần bổ sung thêm từ nguồn khác như thực phẩm chức năng.

Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm