12 thói quen giúp bạn có một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn
Hệ miễn dịch từ lâu đã được nhìn nhận như một hệ thống bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài như vi khuẩn, vi trùng, nấm; giúp sữa chữa các tế bào hư hỏng và kiểm soát sự phát triển quá mức của tế bào.
Tuy nhiên, hệ miễn dịch hoàn toàn có thể bị suy yếu hoặc được cải thiện do những thói quen hằng ngày của bạn. Do đó, những gì bạn ăn hằng ngày, thái độ của bạn, và lượng tập thể dục bạn nhận được có thể đóng một vai trò trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và ngăn ngừa bệnh tật.
Cười
Tiếng cười có thể tăng cường khả năng miễn dịch của bạn bên cạnh việc cải thiện tâm trạng của bạn. Nó giúp làm gia tăng lượng kháng thể trong máu và những tế bào bạch cầu cho việc tấn công cũng như tiêu diệt khuẩn và vi rút. Nó cũng làm tăng số lượng kháng thể ở chất nhầy trong mũi và đường hô hấp – “cánh cổng xâm nhập” vào cơ thể cho nhiều loại vi trùng, vi khuẩn.
Hát thật lớn theo cách của bạn
Một nghiên cứu tại Đức trên một dàn hợp xướng tiết lộ rằng việc hát giúp kích hoạt lá lách, giúp tăng nồng độ các kháng thể trong máu. Nếu bạn cảm thấy mình không phù hợp để hát nhóm hoặc ngại tham gia vào các nhóm hát, hãy cất cao giọng ca của bạn trong nhà tắm cùng vòi sen như đang trình diễn trên sân khấu.
Chọn những chất béo thân thiện với bạn
Một số chất béo cần thiết cho việc xây dựng tế bào và sản xuất prostaglandin cùng các hợp chất khác như hooc môn giúp điều chỉnh phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với nhiễm trùng, như cách mà cơ thể phản ứng “yêu cầu” các tế bào bạch cầu chống lại yếu tố xâm nhập. Lựa chọn chất béo không bão hòa có nguồn gốc từ thực vật thay vì chất béo bão hòa từ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thứ làm giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu. Và tránh các chất béo chuyển hóa, các chất béo được sản xuất có nhãn là "đã được hydro hóa" hoặc "hydro hóa một phần" thường được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn và các sản phẩm nướng bởi chúng có thể can thiệp và ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch.
Tránh xa đường
Cá có mặt trên bữa ăn
Các loại cá có nhiều dầu như cá mòi, cá trích và cá thu có chứa các protein cần thiết để xây dựng các tế bào chống lại các yếu tố xâm nhập và các axit béo gọi là omega-3, chúng sẽ giúp điều chỉnh chức năng của hệ miễn dịch. Khi cơ thể bị tấn công, viêm cấp tính là phản ứng đầu tiên của cơ thể.
Tuy nhiên, omega-3 làm giảm khả năng sản xuất các hợp chất viêm và tăng sản xuất các chất chống viêm, giúp phục hồi và thậm chí ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Trong thử nghiệm lâm sàng, omega-3 cũng đã được phát hiện giúp kích hoạt các bộ phận của hệ thống miễn dịch và ngừng các hoạt động của hệ thống miễn dịch một khi “công việc” của chúng hoàn thành.
Dành chỗ cho nấm
Nấm hiếm Reishi đã được đánh giá cao ở vùng Viễn Đông trong hơn 2.000 năm. Các chuyên gia biết rằng loại nấm này kích thích sản xuất các tế bào lympho T - Tế bào bạch huyết tham gia bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Chúng giúp làm tăng các chất tăng cường phản ứng miễn dịch. Và nó thúc đẩy những giấc ngủ và làm giảm căng thẳng bằng cách ức chế sản xuất hormon kích thích adrenaline.
Ăn nhiều cam quýt
Vitamin C, được tìm thấy ở nồng độ cao trong cam, chanh và bưởi, giúp làm tăng hoạt động của tế bào (tế bào hấp thụ và tiêu hóa vi khuẩn) trong máu. Cơ thể không thể chứa vitamin C, vì vậy bạn cần bổ sung vitamin C mỗi ngày.
Tập thể dục
Nghỉ ngơi
Sử dụng quả hạnh
Vỏ quả hạnh có chứa một chất hóa học giúp cải thiện khả năng của bạch cầu để phát hiện virus có thể giúp ngăn ngừa một vi-rút lan truyền khắp cơ thể. Thêm một ít hạnh nhân vào ngũ cốc buổi sáng hoặc bột yến mạch của bạn để giữ cho virut bị kiểm soát bởi hệ thống miễn dịch.
Đừng để bản thân bị nhiễm lạnh quá mức
Bạn có nhiều khả năng bị nhiễm trùng nếu bạn - đặc biệt là chân và tay của bạn – bị nhiễm lạnh. Việc chân và tay bị nhiễm lạnh dường như làm giảm cung cấp các bạch cầu, hệ thống miễn dịch đầu tiên của hàng phòng vệ chống lại yếu tố xâm nhập từ bên ngoài.
Chống nhiễm trùng bằng rau/đồ chay
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 khoáng chất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.