Dấu hiệu cảnh báo bệnh sa sút trí tuệ
Khi bạn có ít nhất 2 loại khiếm khuyết gây cản trở đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của bạn thì sẽ được chẩn đoán mắc chứng mất trí nhớ. Ngoài các vấn đề về trí nhớ, người mắc chứng sa sút trí tuệ cũng có thể bị suy giảm chức năng ảnh hưởng đến:
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân, nếu chứng sa sút trí tuệ được chẩn đoán sớm, có thể có các phương pháp điều trị để làm chậm quá trình suy giảm nhận thức.
Những thay đổi khó thấy về trí nhớ ngắn hạn
Gặp vấn đề về trí nhớ có thể là triệu chứng sớm của bệnh sa sút trí tuệ. Những thay đổi này thường khó phát hiện và có xu hướng liên quan đến trí nhớ ngắn hạn. Một người mắc chứng sa sút trí tuệ có thể nhớ được những sự kiện đã xảy ra nhiều năm trước nhưng không nhớ được những gì họ đã ăn trong bữa sáng.
Người mắc chứng sa sút trí tuệ cũng có thể biểu hiện những thay đổi khác trong trí nhớ ngắn hạn của họ như: quên vị trí đặt đồ, tại sao họ lại bước vào một căn phòng cụ thể, quên mất những gì họ phải làm vào bất kỳ ngày nào.
Khó tìm từ thích hợp
Một triệu chứng ban đầu khác của bệnh là khó khăn trong việc truyền đạt suy nghĩ. Họ có thể gặp khó khăn khi giải thích điều gì đó hoặc tìm từ thích hợp để diễn đạt. Họ cũng có thể dừng lại giữa câu và không biết tiếp tục như thế nào.
Trò chuyện với người mắc chứng sa sút trí tuệ có thể là một thử thách và có thể mất nhiều thời gian hơn bình thường để họ bày tỏ suy nghĩ hoặc cảm xúc của mình.
Thay đổi tâm trạng
Nếu mắc bệnh, bạn có thể không nhận ra sự thay đổi tâm trạng ở bản thân, nhưng bạn lại có thể nhận thấy sự thay đổi ở người khác. Ví dụ, trầm cảm thường xảy ra ở giai đoạn đầu bệnh sa sút trí tuệ. Người bệnh cũng có thể tỏ ra sợ hãi hoặc lo lắng hơn trước. Họ có thể khó chịu nếu thói quen hàng ngày bị thay đổi hoặc gặp phải tình huống lạ.
Cùng với sự thay đổi tâm trạng, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi trong tính cách. Một kiểu thay đổi tính cách điển hình của bệnh sa sút trí tuệ là chuyển từ nhút nhát hoặc ít nói sang hướng ngoại.
Thờ ơ
Đây là dấu hiệu phổ biến của bệnh sa sút trí tuệ giai đoạn đầu. Người bệnh có thể mất hứng thú với sở thích hoặc hoạt động mà họ từng yêu thích. Họ có thể không muốn đi chơi hay tham gia vào các cuộc vui nữa, thậm chí là không muốn dành thời gian cho bạn bè và gia đình.
Khó hoàn thành nhiệm vụ
Giảm khả năng hoàn thành nhiệm vụ là một dấu hiệu cảnh báo sớm khác về bệnh sa sút trí tuệ. Điều này thường bắt đầu bằng việc bạn gặp khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn như theo dõi hoá đơn, chơi một trò chơi có nhiều luật lệ,…
Cùng với việc gặp khó khăn trong việc hoàn thành các công việc quen thuộc, người mắc chứng sa sút trí tuệ cũng có thể gặp khó khăn trong việc học cách làm những điều mới hoặc tuân theo các thói quen mới.
Nhầm lẫn
Ở giai đoạn đầu của bệnh có thể thường bị lú lẫn. Sự nhầm lẫn có thể xảy ra vì một số lý do và áp dụng cho các tình huống khác nhau. Ví dụ, họ có thể đánh rơi chìa khoá ô tô, quên những gì sắp diễn ra trong ngày hoặc khó nhớ người mà mình mới gặp.
Khó tập trung vào câu chuyện
Đây là triệu chứng ban đầu điển hình của bệnh. Người mắc chứng sa sút trí tuệ thường quên ý nghĩa của những từ họ nghe hoặc gặp khó khăn trong việc theo dõi các cuộc trò chuyện hoặc chương trình TV.
Mất phương hướng
Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc nhận ra những địa điểm quen thuộc. Việc làm theo một loạt hướng dẫn và hướng dẫn từng bước cũng có thể trở nên khó khăn hơn.
Lặp lại hành động
Sự lặp lại thường xảy ra ở những người mắc chứng sa sút trí tuệ do mất trí nhớ và thay đổi hành vi nói chung. Người bệnh có thể lặp lại các công việc hàng ngày, chẳng hạn như cạo râu hoặc tắm rửa. Họ cũng có thể lặp lại những câu hỏi giống nhau trong một cuộc trò chuyện hoặc kể cùng một câu chuyện nhiều lần.
Đấu tranh để thích ứng với sự thay đổi
Đối với những người đang ở giai đoạn đầu của chứng sa sút trí tuệ, trải nghiệm này có thể gây ra nỗi sợ hãi. Đột nhiên, họ không thể nhớ được những người họ biết hoặc không thể hiểu được những gì người khác nói. Họ không thể nhớ tại sao mình lại đến cửa hàng và bị lạc trên đường về nhà.
Vì điều này, họ chỉ muốn thực hiện những thói quen thường ngày và ngại thử những trải nghiệm mới. Khó thích nghi với sự thay đổi cũng là triệu chứng điển hình của bệnh sa sút trí tuệ.
Khả năng phán đoán kém
Một hậu quả khác của sự suy giảm nhận thức là mất khả năng đưa ra quyết định đúng đắn. Ví dụ, một người mắc chứng sa sút trí tuệ có thể không nhận ra những tình huống nguy hiểm. Họ có thể đi ra ngoài trong bộ quần áo mùa hè trong khi bên ngoài có tuyết.
Một dấu hiệu khác của khả năng phán đoán kém ở người mắc chứng sa sút trí tuệ là không có khả năng phán đoán tài chính tốt. Một người thường cẩn thận với tiền của mình có thể bắt đầu đưa tiền cho người khác hoặc vì những lý do mà họ khó biết.
Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ
Về bản chất, chứng mất trí nhớ là do tổn thương các tế bào thần kinh trong não của bạn.
Chứng sa sút trí tuệ là một thuật ngữ bao trùm một loạt các rối loạn nhận thức. Bao gồm bệnh Alzheimer, chiếm 60-80% các trường hợp, theo Hiệp hội Alzheimer.
Tổn thương tế bào thần kinh trong não có thể có nhiều nguyên nhân:
Yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ
Bạn không thể kiểm soát một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ như tuổi tác, giới tính và tiền sử gia đình. Nhưng các yếu tố rủi ro khác được các bác sĩ gọi là “yếu tố rủi ro có thể sửa đổi được”, điều này có nghĩa là bạn có cơ hội thay đổi chúng.
Các loại sa sút trí tuệ.
Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?
Sa sút trí tuệ là một phần bình thường của quá trình lão hoá và cũng có thể xảy ra do các yếu tố khác như mệt mỏi, thiếu tập trung, làm việc đa nhiệm.
Tuy nhiên, đừng bỏ qua các triệu chứng. Nếu bạn hoặc bất kỳ ai mà bạn biết đang gặp phải một số triệu chứng sa sút trí tuệ không cải thiện hoặc ngày càng trầm trọng, hãy liên hệ với bác sĩ. Với việc điều trị và chẩn đoán sớm, bạn có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và duy trì chức năng tâm thần trong thời gian dài hơn. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm dùng thuốc, rèn luyện nhận thức và trị liệu.
Biện pháp phòng ngừa
Bạn có thể thực hiện các biện pháp giúp giảm nguy cơ phát triển tình trạng bệnh như: duy trì hoạt động tinh thần, thể chất, không hút thuốc, tăng cường hấp thụ vitamin D, chế độ ăn uống cân bằng.
Trẻ bị viêm mũi họng là tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy ở mũi, hầu hoặc cổ họng của trẻ. Bệnh thường gặp trong những tháng trời lạnh do trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Chăm sóc trẻ thế nào để viêm mũi họng không tái đi tái lại?
Thấy con bị tay chân miệng với lòng bàn tay, bàn chân nổi đầy mụn nước, quấy khóc và khó chịu, không ít cha mẹ nghe theo các biện pháp truyền miệng để mong con nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu làm theo những quan niệm sai lầm, vô tình không những không có tác dụng mà còn khiến bệnh trở nặng.
Để phát triển cơ bắp, bạn cần kết hợp tập luyện sức mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tập luyện chăm chỉ, nhưng mắc phải những sai lầm về dinh dưỡng sau đây, bạn vẫn có thể không đạt được kết quả như mong muốn.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các triệu chứng của bệnh ung thư tụy.
Natri là chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần với lượng nhỏ, khi ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng nguy cơ đau tim, suy tim, đột quỵ, thậm chí là bệnh thận. Việc kiểm soát lượng natri ăn vào có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là khi lớn tuổi.
Nghiên cứu cho thấy, đa số những người “có da có thịt” một chút lại khỏe mạnh hơn khi về già. Người cao tuổi nên tập luyện thế nào để giữ cân nặng hợp lý?
Xã hội phát triển, tỷ lệ dậy thì sớm ở bé gái ngày càng tăng, bình thường tuổi dậy thì ở bé gái từ 9-13 tuổi, nếu bé có kinh lần đầu trước 8 tuổi là dậy thì sớm.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc kết hợp nhiệt độ cao với các hóa chất tạo kiểu tóc tạo ra hàm lượng cao các chất hữu cơ bay hơi, nếu tiếp xúc nhiều có thể gây ra mối nguy cho sức khỏe.