Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 loại thực phẩm làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng

Bạn chỉ có một đôi mắt, và tình trạng lão hóa có thể ảnh hưởng đến rất nhiều chức năng của mắt. Hãy giữ mắt luôn khỏe mạnh với những chất dinh dưỡng dưới đây.

10 loại thực phẩm làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng là gì?

Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người cao tuổi. Tình trạng này có thể nặng hơn cả đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp bởi khi chúng ta lớn tuổi hơn, mắt sẽ trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố gây hại.

Võng mạc của mắt có một vùng trung tâm, gọi là điểm vàng, chịu rất nhiều trách nhiệm, bao gồm: giúp chúng ta có thể đọc, nhận diện các khuôn mặt và màu sắc khác nhau, lái xe và phát hiện ra những chi tiết nhỏ. Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi già là sự già hóa của điểm vàng dẫn đến mắt mất đi các chức năng quan trọng. Thoái hóa điểm vàng ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người Mỹ. Có 2 loại thoái hóa điểm vàng; dạng khô (là dạng phổ biến hơn - gây ra do sự mỏng và teo đi của điểm vàng) và dạng ướt, ít phổ biến hơn (gây ra bởi sự rò rỉ của các mạch máu phía dưới võng mạc và điểm vàng).

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng, chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể làm giảm nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng. Dinh dưỡng là một yếu tố vô cùng quan trọng để giúp đôi mắt vẫn hoạt động tốt khi đã về già.

Axit béo omega 3

Những loại thực phẩm giàu axit béo omega 3 được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho các tế bào thụ cảm ánh sáng ở điểm vàng luôn khỏe mạnh. Các nguồn cung cấp axit béo omega 3 bao gồm các loại cá sống trong nước lạnh, dưới biển sâu, ví dụ như cá hồi, cá mòi, hoặc hạt óc chó, cả Brussel, rau chân vịt và các loại thực phẩm được bổ sung axit béo omega 3 như sữa chua, trứng.

Carotenoid

Hai loại carotenoid được tìm thấy nhiều nhất tại võng mạc và điểm vàng là lutein và zeaxanthin. Hai loại carotenoid này được cho là giúp lọc bỏ các sóng ánh sáng dài, nhiều năng lượng, có thể gây hại tới mắt.  Tuy nhiên, cơ thể không thể tự sản xuất ra toàn bộ lutein và zeaxanthin nên việc bổ sung 2 vi chất này thông qua các loại thực phẩm như rau cải xoăn, rau chân vịt, củ cải, cải rổ…Lòng đỏ trứng gà rất giàu 2 loại carotenoid này. Để hấp thu tốt nhất 2 loại chất dinh dưỡng này, cần có chất béo, do vậy, bạn cần bổ sung dầu oliu vào những loại thực phẩm trên hoặc ăn kèm trong trong bữa ăn. Bổ sung lutein và zeaxanthin bằng các loại thực phẩm chức năng cũng có thể sẽ có ích.

Các chất chống oxy hóa

Các chất chống oxy hóa, ví dụ như vitamin E và vitamin C có thể đem đến nhiều lợi ích cho cơ thể, trong đó có mắt. Khi bạn lớn tuổi hơn, bạn sẽ xuất hiện nhiều tình trạng stress oxy hóa, và các chất chống oxy hóa có thể ngăn chặn các tác hại của việc hình thành các hóa chất oxy hóa. Trên thực tế, nghiên cứu tại Viên Mắt Quốc gia Hoa Kỳ chỉ ra rằng, những người có nguy cơ cao bị thoái hóa điểm vàng có thể làm giảm nguy cơ bị thoái hóa đi khoảng 25% khi bổ sung phối hợp vitamin C liều cao, vitamin A, betacarotene và kẽm. Các nguồn cung cấp vitamin C bao gồm trái cây họ cam quýt, hạt tiêu, bông cải xanh và dâu tây, trong khi đó, các nguồn thực phẩm cung cấp vitamin E bao gồm bơ lạc, hạt dẻ, hạnh nhân, bông cải xanh, rau chân vịt, hạt hoa rum và các thực phẩm bổ sung vitamin E như ngũ cốc ăn sáng. Beta carotene có thể được tìm thấy trong cà rốt, khoai lang, bí đỏ, rau chân vịt và các thực phẩm như dưa lưới và mơ.

Các khoáng chất

Kẽm là khoãng chất giúp vận chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc, cần thiết cho sự sản xuất melanin – một loại sắc tốt giúp bảo vệ mắt. Do vậy, các vấn đề thường gặp như giảm thị lực vào buổi tối và đục thủy tinh thể thường có liên quan đến tình trạng theiéu kẽm. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng, những người có nguy cơ cao bị thoái hóa điểm vàng có thể làm chậm quá trình thoái hóa bằng cách bổ sung kẽm cùng với một số chất chống oxy hóa. Các nguồn cung cấp kẽm bao gồm hàu biển, thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám và một số chế phẩm từ sữa. Mặc dù thực phẩm chức năng bổ sung kẽm thương rất sẵn có, nhưng bổ sung kẽm bằng thực phẩm chức năng có thể làm cản trở khả năng hấp thu đồng của cơ thể, do vậy, bạn nên bổ sung phối hợp kẽm và đồng, nếu sử dụng thực phẩm chức năng.

Vitamin D

Vitamin D co thể sẽ có tác dụng tốt đối với tình trạng thoái hóa điểm vàng bởi vitamin D không chỉ có tính chống oxy hóa và chống viêm mà còn có tác dụng chống tạo mạch. Điều này có nghĩa là, vitamin D có thể ức chế quá trình phát triển của các mạch máu mới trong dạng ướt của bệnh thoái hóa điểm vàng. Hãy bổ sung vitamin D vào chế độ ăn hàng ngày của bạn bằng cách ăn các loại cá béo (như cá hồi, cá ngừ, cá chim), trứng và các loại sữa, ngũ cốc và nước cam bổ sung vitamin D.

Các chất chống viêm

Nguyên nhân tiềm ẩn của tình trạng thoái hóa điểm vàng bao gồm tình trạng viêm mạn tính tại võng mạc và lớp mạch của mắt được gọi là khe màng mạc. Các chất chống viêm bao gồm lutein, zeaxanthin, axit béo omega 3 và vitamin D cũng có rất nhiều tác dụng khác đối với mắt.

Chế độ ăn Địa Trung Hải

Chế độ ăn Địa Trung Hải phối hợp tất cả những dưỡng chất mà chúng ta vừa nói ở trên. Chế độ ăn Địa Trung Hải tập trung vào các thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh, trái cây, cá và giảm các thực phẩm có hại cho sức khỏe như chất béo bão hòa và trans fat. Nghiên cứu cho thấy tuân thủ chế độ ăn Địa Trung Hải chặt chẽ có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ tiến triển tình trạng thoái hóa điểm vàng.

Cà phê

Một ly cà phê có thể sẽ có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn bạn nghĩ. Caffeine có thể bảo vệ bạn khỏi tình trạng thoái hóa điểm vàng, theo một nghiên cứu tại Bồ Đào Nha. Nghiên cứu này chỉ ra rằng những người tiêu thụ 1 ly cà phê mỗi ngày ít bị thoái hóa điểm vàng hơn. Nguyên nhân có thể là do các chất chống oxy hóa có trong cà phê có thể giúp chống lại tình trạng này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Có cần kiểm tra mắt thường xuyên?

PGs.Ts.Bs. Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Reader's Digest
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm