Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Yoga và suy thượng thận

Mệt mỏi, không bao giờ cảm thấy nghỉ ngơi đủ, luôn bị lạnh dù đi lại và hiệu suất kém trong công việc có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang ở trong tình trạng suy thượng thận.

Yoga và suy thượng thận

Stress mạn tính có thể làm kiệt quệ các tuyến nội tiết, làm cho sức khoẻ thể chất và tinh thần của bạn gặp rủi ro.

Yoga cung cấp một giải pháp có tác dụng gấp 2 lần đối với bệnh suy thượng thận. Các tư thế đặc biệt, nhất là những tư thế phục hồi, giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng. Thực hành yoga cũng có thể dạy bạn đối phó với các tình huống đầy thách thức một cách lành mạnh hơn, thay vì phản ứng tiêu cực, hoảng sợ hoặc cảm thấy quá tải, bạn học cách hít thở và quan sát.

Các tuyến thượng thận là một tập hợp tuyến nằm ngay phía trên thận của bạn, cso tác dụng sinh ra các hormone, bao gồm: adrenaline, steroid aldosterone và cortisol. Lượng cân bằng các hormone này giúp bạn giải quyết bình ổn các nhu cầu hàng ngày về căng thẳng và nhu cầu năng lượng, dù là từ công việc, gia đình hay tập luyện. Nhưng khi những tuyến này không hoạt động tối ưu, bạn sẽ trải qua một loạt các triệu chứng bao gồm tăng cân, mệt mỏi, trầm cảm, phát ban, thèm ăn, uống và lo lắng.

Rối loạn tuyến thượng thận thường do stress mạn tính. Thần kinh của bạn được thiết kế để đối phó với những căng thẳng kịch phát, chẳng hạn như bị đuổi bởi một con gấu, chứ không phải là căng thẳng hàng ngày khi đối mặt với thời hạn làm việc, hóa đơn và phim truyền hình. Thay vì giải phóng các hormon ngắt quãng, chúng sẽ làm hormone tràn ngập cơ của bạn một cách mạn tính, gây kệt quệ những tuyến này và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Hormon và steroid sử dụng rất nhiều năng lượng và phá vỡ cấu trúc tế bào, góp phần khiến cho cảm xúc của bạn đang đi xuống.

Yoga phục hồi

Mọi người không biết làm thế nào để thư giãn và điều này kết hợp với các căng thẳng mạn tính gây ra sự mệt mỏi cho tuyến thượng thận. Ngay cả khi thư giãn, mọi người vẫn còn bật truyền hình, điện thoại di động hoặc máy tính. Yoga phục hồi cung cấp cho bạn một cơ hội để thực sự để ngừng hoạt động của tuyến thượng thận của bạn để chúng có thể nghỉ ngơi và trẻ hóa.

Đi đến lớp yoga phục hồi, hoặc thực hành các tư thế sau đây tại nhà của bạn. Chọn một phòng yên tĩnh nơi bạn sẽ không bị quấy rầy. Đảm bảo mặc quần áo thoải mái và chống đỡ bằng gối và chăn khi cần thiết. Mục tiêu của bạn là cảm thấy được hỗ trợ hoàn toàn.

Tư thế Supported Bridge: Nằm ngửa, co chân. Nâng hông của bạn và đặt một cái gối yoga hoặc một chiếc gối chắc dưới hông của bạn để được hỗ trợ. Nhắm mắt và hít thở ít nhất 1 phút, hoặc miễn là bạn có thể thoải mái.

Chân nâng lên tường: Nằm với mông của bạn trên một bức tường trống và mở rộng chân của bạn lên trên bề mặt của nó. Đặt đầu của bạn trên một tấm chăn. Thở từ 5 đến 15 phút.

Spine Twist: Nằm ngửa trên một tấm thảm và co đầu gối của bạn về phía ngực. Cho đầu gối nhẹ nhàng sang phải. Hỗ trợ bằng một chiếc gối hoặc chăn gấp nếu bạn không thoải mái khi chạm vào sàn nhà. Dang rộng hai tay thành đường thẳng và xoay đầu sang trái. Thở từ 25 đến 30 vòng và chuyển sang hai bên.

Supported Corpse Pose: Nằm ngửa với đầu và lưng được kê bởi một chiếc đệm yoga hoặc một chiếc chăn gấp lại. Mở rộng hai chân, nhắm mắt và hít thở trong khoảng từ 10 đến 20 phút. Tập trung vào những hơi thở dài, sâu giúp không khí đi sâu vào từng ngõ ngách của phổi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những lợi ích của yoga đã được khoa học chứng minh

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm