Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xu hướng của thực phẩm tương lai và cảnh báo sức khoẻ

“Hứng thú nấu nướng càng ngày càng suy giảm, trên 30% thanh niên không bao giờ vào bếp, chỉ 19% nấu nướng hàng ngày” là nhận định của Bộ Nông nghiệp Đức. Xu hướng hiện đại là “thực phẩm tiện lợi”. Tuy nhiên bằng những loại thực phẩm được siêu chế biến, ngành công nghiệp thực phẩm dụ chúng ta ăn nhiều hơn lượng mà cơ thể cần gây nên chứng béo phì hết sức phổ biến hiện nay.

Xu hướng của thực phẩm tương lai và cảnh báo sức khoẻ

Thực phẩm tiện lợi chiếm ưu thế

Tại Hội chợ Công nghiệp Thực phẩm Anuga ở Köln, với 160 000 khách chuyên môn và trên 7000 hãng tham gia giới thiệu sản phẩm, các món ăn nhân tạo chứa đầy các quầy trưng bầy. Nhất là các hãng lớn, đa quốc gia như Aldi, Lidl, Rewe và Edeka. Thực phẩm tương lai trông đầy mỹ vị, giống hệt các thức ăn của các nhà du hành vũ trụ. Các chai chứa dung dịch xanh màu chlorophyl của tảo, còn lọ khác lại là một loại nước ngọt Smothie chứa các chất quan trọng của trứng gà. Còn có của lạ nữa như kem rau, johurts Yollies, pizza ngọt, xốt viên socola. Toàn các thứ nhân tạo.

Đồ ăn, đồ uống chế biến sẵn rất bắt mắt và mang tính gây nghiện

Xu hướng hiện tại là "thực phẩm tiện lợi“, món ăn chế biến sẵn. "Hứng thú nấu nướng càng ngày càng suy giảm“ là nhận định của Bộ Nông nghiệp CHLB Đức. "Chỉ 19% thanh niên nấu ăn hàng ngày, 1/3 không bao giờ vào bếp“. Nhưng dùng  thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn, hàng ngày người dùng trung bình nhận 500kcal nhiều hơn mức cơ thể cần.

Hơn một thế kỷ  trước, nhà hóa học Pháp Marcelin Berthelot đã tiên đoán, nông nghiệp và nghệ thuật nấu ăn một ngày kia sẽ được thay thế bằng những sản phẩm từ phòng thí nghiệm. Trong tương lai gần, thực phẩm sẽ chỉ còn là những viên thuốc.

Từ nhiều năm nay, các nhà kỹ thuật đã đi theo hướng này khi phục vụ công nghệ vũ trụ. Sự đa dạng ở các siêu thị không đánh lừa được rằng, chỉ một số ít siêu công ty như Nestlé, Coca-Cola, PepsiCo, Unilever, Danone, Mondelez International và Kraft Heinz chiếm lĩnh thị trường. Khó nói đây còn là thực phẩm, mà chính xác thì đó là tổ hợp các hóa chất. Thực phẩm siêu chế biến này chứa đường, mỡ và muối nhiều hơn mức cần thiết. Các xưởng chế biến thực phẩm sản xuất ra hỗn hợp từ thực phẩm tự nhiên, thực phẩm chế biến và các thành phần như đường, dầu, mỡ cùng các phụ gia như chất chống oxy hóa, chất ổn định, chất bảo quản, gluten, cassein, lactose, sữa, protein hydrolyt, mỡ hóa rắn, protein thực vật, maltodextrin, glucose-fructose-sirup...

Từ các chất thành phần trộn lại này, thêm các vitamin, chất khoáng, chất màu, chất  tạo mùi, và những hóa  chất khác để chúng ta có một thứ hấp dẫn trên bàn ăn là thực phẩm siêu chế biến như: pizza đông lạnh, Fast-Food-Burger, xúc-xích hộp, các loại kem, thức ăn chín đủ loại, nước xốt, chips khoai, bánh ngọt đóng  gói sẵn, margarine và các bơ thực vật, nước ngọt và nước uống hỗn hợp từ sữa, sữa chua hoa quả,  nước tăng lực,  tinh chất thịt,  bánh pudding, và các sản phẩm ăn liền khác.

Hệ luỵ của thực phẩm tiện lợi

Theo tạp chí y học The Lancet, thực phẩm siêu chế biến thường quá giàu năng lượng, chứa quá ít chất xơ, vi chất dinh dưỡng và chất thực vật thứ cấp mà nhiều mỡ có hại cho sức khoẻ, đường tự do và natri.

GS dinh dưỡng Carlos Monteiro của đại học Universidade de São Paulo cũng lo lắng về món ăn nhân tạo. Cùng đồng nghiệp, ông chứng minh rằng, gà viên chiên Chicken Nugget, donuts (một loại bánh ngọt rán hoặc nướng để ăn tráng miệng hoặc ăn vặt) và các thực phẩm siêu chế biến khác nay đã chiếm 60%  năng lượng (calo)  hấp thu – và góp đến 90% lượng đường tiêu thụ. Càng tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến, số người béo phì càng cao .

Tạp chí  Nature (Anh) cho biết, trước đây cư dân trên các đảo ở Thái Bình Dương vẫn quen ăn dứa, khoai lang, dừa và cá. Nhờ đó họ chưa hề biết tới những bệnh như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Nhưng nay tình hình đã khác hẳn.

Đồ ăn tiện lợi có thể gây nên chứng béo phì

Các nhà khoa học gọi hiệu ứng này là "hedonic hyperphagy-tăng thực hoan lạc“, ăn chẳng biết chán. và các nhà khoa học ở đại học Nueremberg cũng đã chứng minh được điều này trên chuột. Khi cho mangan vào thức ăn của chúng, chuột bị kích thích ở vùng não hoạt động đến mức cứ ăn mãi đến mức bị điện giật vẫn mặc kệ. Chuột được ăn khoai tây chiên cũng vậy. Thậm chí chuột khi được ăn khoai tây chiên sẽ dần mắc nghiện nó vì nó sẽ thay đổi vùng hoạt động ở não bộ chúng. Điểm đặc biệt mà các nhà khoa học tìm ra là mỡ và đường phải trộn theo tỷ lệ nhất định mới có thể gây ra hội chứng "tăng thực hoan lạc".

Như vậy, ngành công nghiệp thực phẩm đang thực hiện một kịch bản tương tự như kịch bản của ngành công nghiệp thuốc lá - Với thực phẩm gây nghiện.

Tuy giới công nghiệp thực phẩm luôn phủ nhận, nhưng thật ra họ đã lập cả một chiến lược cho vấn đề này. Họ đổ lỗi cho người béo phì là do nghị lực kém, nhưng với một chiến lược rất bài bản, nhất là với truyền thông và quảng cáo, họ đã biến người tiêu dùng hầu như  thành con nghiện của đồ ngọt.

Để ăn uống mang lại sức khoẻ chứ không phải béo phì, bệnh tật, tất nhiên phải ăn uống điều độ, thậm chí kiêng khem. Nhiều nghiên cứu tìm hiểu cụ thể từng loại thực phẩm ảnh hưởng ra sao đến cơ thể, nhưng vẫn còn quá ít nghiên cứu về nguy hại của những sản phẩm dinh dưỡng công nghiệp.

Đa phần khi lựa chọn cách ăn kiêng, câu hỏi thường là: phải bắt đầu từ đâu? Kiêng protein, chất béo hay chất bột? Và tương tự là  các trào lưu ăn kiêng như  Ornish (ít mỡ), Atkins (nhiều mỡ), Địa Trung Hải (ít thịt), kiểu ăn thời đồ đá (nhiều thịt).  Mới đây, các nhà khoa học xứ Yale đã nghiên cứu và đưa ra kết luận: Cách dinh dưỡng lành mạnh là ăn ít thực phẩm siêu chế biến, món ăn gần gũi với thiên nhiên, ăn nhiều thực vật  sẽ gia tăng sức khoẻ và phòng ngừa bệnh tật.

Đầu năm nay, các  nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu trên 12,7 triệu người cũng cho thấy: Với chế độ dinh dưỡng kiểu Địa Trung Hải, sẽ ít nguy cơ mắc các bệnh ung thư, nhồi máu cơ tim, suy giảm trí nhớ, tiểu đường và sống lâu hơn tuổi thọ trung bình.

Còn chúng ta nếu muốn được như người Địa Trung Hải, dĩ nhiên không nhất thiết phải đến đấy sống, mà hãy học theo cách dinh dưỡng của họ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chế độ ăn Địa Trung Hải và dầu oliu - bộ đôi tốt nhất cho sức khỏe

Ngụỵ Hữu Tâm - Theo Sức khỏe & Đời sống/Spiegel
Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm