Xét nghiệm công thức máu đánh giá các tế bào hồng cầu và bạch cầu cũng như tiểu cầu của bạn. Mặc dù xét nghiệm máu cung cấp cho bác sĩ nhiều thông tin y tế quan trọng nhưng nó thường không thể phát hiện ung thư vú.
Công thức máu là một phần xét nghiệm phổ biến trong điều trị ung thư vú. Các bác sĩ thường yêu cầu làm xét nghiệm công thức máu trước khi điều trị để biết được công thức máu cơ bản của bạn. Các bác sĩ cũng sử dụng xét nghiệm này trong quá trình điều trị để đảm bảo lượng tế bào máu của bạn không giảm. Xét nghiệm sẽ giúp các bác sĩ tiên lượng trong quá trình điều trị trước khi gặp tác dụng phụ.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét cách sử dụng kết quả của xét nghiệm công thức máu trước và trong khi điều trị ung thư vú, cũng như các xét nghiệm mà bác sĩ sử dụng để phát hiện và chẩn đoán ung thư vú.
Công thức máu và các xét nghiệm máu khác được sử dụng như thế nào trước khi điều trị ung thư vú?
Công thức máu đo số lượng và sức khỏe của các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu của bạn. Đó là một dấu hiệu quan trọng về sức khỏe và nó thường được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị ung thư. Các bác sĩ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm máu bổ sung để giúp xác định giai đoạn ung thư của bạn và tìm hiểu thêm về di truyền học của bạn.
Đọc thêm bài viết: TS. BS Trương Hồng Sơn gợi ý bữa ăn lành mạnh giúp phòng ung thư
Công thức máu được sử dụng như thế nào trong điều trị ung thư vú?
Các triệu chứng của bệnh ung thư và các phương pháp điều trị như xạ trị và hóa trị có thể ảnh hưởng đến lượng tế bào máu trong cơ thể. Kiểm tra Công thức máu toàn bộ trước khi bắt đầu điều trị giúp đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn cũng như để đánh giá theo dõi trong quá trình điều trị.
Nếu hóa trị hoặc xạ trị làm giảm lượng hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu, bạn có thể dùng thuốc cùng với các phương pháp điều trị để giúp ngăn ngừa tác dụng phụ gây thiếu máu. Sau khi điều trị kết thúc, công thức máu toàn bộ có thể giúp bác sĩ đánh giá sức khỏe tổng thể của và đảm bảo rằng bệnh nhân không gặp phải bất kỳ phản ứng tiêu cực nào với thuốc.
Ung thư vú thường được phát hiện và chẩn đoán như thế nào?
Công thức máu toàn bộ không thể phát hiện hoặc chẩn đoán ung thư vú, nhưng có những xét nghiệm sẽ xác nhận chẩn đoán. Thông thường, bước đầu tiên là kiểm tra mô vú và xem lại tiền sử bệnh của bạn. Từ đó, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm thêm:
Đọc thêm bài viết: 9 loại trái cây có lợi nên ăn trong và sau khi điều trị ung thư
Bạn nên tầm soát ung thư vú bao lâu một lần?
Các yêu cầu chính xác để sàng lọc ung thư vú phụ thuộc vào nguy cơ sức khỏe và tuổi tác của bạn. Theo khuyến nghị thì phụ nữ dưới 50 tuổi nên thảo luận với bác sĩ về những ưu và nhược điểm của việc chụp quang tuyến vú hai năm một lần trong độ tuổi từ 40 đến 49. Bắt đầu từ 50 tuổi, phụ nữ nên chụp quang tuyến vú 2 năm một lần với những người có nguy cơ trung bình. Một số người có nguy cơ cao hơn, chẳng hạn như những người có gen BRCA1 và BRCA2 nên bắt đầu sàng lọc hàng năm sớm hơn.
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678
Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.