Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vỡ thai ngoài tử cung

Vỡ thai ngoài tử cung là một tai biến sản khoa tối nguy hiểm; là cấp cứu sản khoa, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.

Vỡ thai ngoài tử cung

Vỡ thai ngoài tử cung là một tai biến sản khoa tối nguy hiểm; là trường hợp cấp cứu về y tế.  Tai biến xảy ra khi trứng đã thụ tinh làm tổ ở bên ngoài tử cung. Vị trí thường gặp là ống dẫn trứng nơi trứng được thụ tinh, và khi hợp tử phát triển làm cho ống dẫn trứng bị rách hoặc vỡ gây ra chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, có thể nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.

Chửa ngoài tử cung xuất hiện ở khoảng 1 trong 50 trường hợp mang thai. Điều quan trọng cần lưu ý là thai ngoài tử cung không thể phát triển thành thai bình thường nên phát hiện sớm, điều trị cho người mẹ tránh nguy cơ và biến chứng là điều quan trọng nhất.

Triệu chứng

Các dấu hiệu của chửa ngoài tử cung rất khó phát hiện vì người mẹ vẫn có những dấu hiệu thông thường của mang thai như buồn nôn, mệt mỏi, căng ngực. Tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu âm thầm, khó đoán như:

  • Đau trong quá trình giao hợp
  • Chảy máu hoặc chảy máu âm đạo bất thường
  • Đau quặn bụng hoặc đau ở một bên, hoặc ở vùng bụng dưới
  • Tim đập nhanh

Khi thai ngoài tử cung gây vỡ, có các triệu chứng khác. Mặc dù, hơn 50% phụ nữ không có bất kỳ triệu chứng trên trước khi vỡ thai ngoài tử cung nhưng khi đột ngột xuất hiện các triệu chứng sau thì cần phải đến cơ sở y tế ngay:

  • Đột ngột ngột đau bụng hoặc vùng chậu dữ dội
  • Chóng mặt hoặc ngất
  • Đau ở lưng dưới
  • Đau ở vai (do rò rỉ máu vào ổ bụng ảnh hưởng đến cơ hoành)

Nguyên nhân chửa ngoài tử cung

Một số người có thể có nguy cơ chửa ngoài tử cung cao hơn những người khác do đã từng:

  • Tổn thương ống dẫn trứng được coi là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp mang thai ngoài tử cung vì sẹo trong ống ngăn ngừa sự di truyền bình thường của trứng được thụ tinh qua ống và vào tử cung nơi thai làm tổ
  • Tổn thương ống dẫn trứng phổ biến hơn ở phụ nữ trên 35 tuổi và trong số phụ nữ có:
    • Đã điều trị vô sinh
    • Đã có thai ngoài tử cung trước đây
    • Đã phẫu thuật ống dẫn trứng trước đó kể cả thắt ống dẫn trứng
    • Bệnh ở ống dẫn trứng
    • Tiếp xúc với DES (diethylstilbestrol) là một loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa sảy thai ở phụ nữ có nguy cơ cao.
    • Có thai khi đang sử dụng dụng cụ tránh thai (IUD)
    • Có tiền sử bị một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI)
    • Tiền sử viêm ruột thừa vỡ
    • Tiền sử bệnh viêm vùng chậu (pelvic inflammatory disease - PID)
    • Sẹo lồi nội mạc tử cung
    • Phụ nữ có nhiều bạn tình

Chẩn đoán có thai ngoài tử cung

Các xét nghiệm để xác định thai ngoài tử cung, dù vỡ hay không, có thể bao gồm:

  • Test thai
  • Siêu âm
  • Xét nghiệm về mức độ của hormon thai kỳ trong máu
  • Phẫu thuật nội soi để kiểm tra bên trong bụng

Điều trị

Mang thai ngoài tử cung là một cảnh báo y khoa với phụ nữ, mọi trường hợp đều cần điều trị. Lựa chọn điều trị cho thai ngoài tử cung  là phẫu thuật bỏ khối thai lạc chỗ.

Nhiều thai phụ thường băn khoăn, "Liệu  bào thai ngoài tử cung có thể được cứu không?" Đáng buồn, câu trả lời là hầu như không bao giờ - ít nhất là với công nghệ mà ngành y hiện có. Hơn 95% trường hợp mang thai ngoài tử cung xảy ra ở ống dẫn trứng nơi mỏng manh dễ vỡ nhất của cơ thể.

Biến chứng

Các biến chứng có thể xảy ra hoặc ảnh hưởng lâu dài của thai ngoài tử cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tất nhiên, mối quan tâm đầu tiên là chảy máu, và phụ nữ có thể bị chảy máu nếu không chăm sóc cấp cứu không được tìm kiếm kịp thời.  Khoảng 70% phụ nữ có thể mang thai một lần nữa (không có sự hỗ trợ) ngay cả khi một ống bị cắt bỏ do có thai ngoài tử cung.  Nguy cơ tái phát thai ngoài tử cung cũng có thể  xảy ra, xuất hiện từ 10 đến 20% số phụ nữ có tiền sử mang thai ngoài tử cung.

Do vậy hãy thận trọng khi bạn đã từng mang thai ngoài tử cung.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tai biến sản khoa: Vỡ tử cung

Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm