Các mẫu thử nghiệm từ lô vaccine sẽ được chuyển đến Viện Gamaleya, Nga, để kiểm tra chất lượng. RDIF và Vabiotech đang tích cực triển khai chuyển giao công nghệ vaccine.
Trước đó, ngày 23/3, Bộ Y tế đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp Sputnik V.
Trao đổi với VnExpress chiều 21/7, đại diện truyền thông Vabiotech cho biết sẽ thông tin chính thức vào ngày mai 22/7.
Theo Kirill Dmitriev, giám đốc điều hành RDIF: "RDIF và Vabiotech đang tích cực hợp tác trong quá trình chuyển giao công nghệ để giúp người dân Việt Nam tiếp cận với Sputnik V dễ dàng hơn".
Ông này cho biết thêm, vì đại dịch vẫn chưa kết thúc và biến thể nCoV mới, nguy hiểm hơn đã xuất hiện ở những khu vực khác nhau, "RDIF đang tăng tốc sản xuất Sputnik V để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng".
Một lọ vaccine Sputnik V tại Moskva, Nga. Ảnh: Reuters.
Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty Vabiotech, cho hay: "Chúng tôi rất vui khi được làm việc với RDIF để đưa Sputnik V đến Việt Nam nhằm đẩy lùi đại dịch, hy vọng sẽ cung cấp thêm vaccine Covid-19 chất lượng cao, giá cả phải chăng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á".
Hôm 16/3, Nga tặng Việt Nam 1.000 liều vaccine Sputnik V. Lô hàng theo chân Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolai Patrushev đến Hà Nội trong chuyến tham vấn an ninh giữa hai nước.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chiều 2/6 cho biết Nga đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine Sputnik V trong năm nay. Ngày 12/7, chính phủ cũng chấp thuận đề xuất của Bộ Y tế, giới thiệu Tập đoàn T&T với RDIF để đàm phán mua 40 triệu liều Sputnik V.
Vaccine Sputnik V được Nga phê duyệt từ tháng 8 năm ngoái, sử dụng công nghệ vector. Cơ chế của nó là sử dụng virus vô hại đưa protein của nCoV vào tế bào người, giúp kích thích phản ứng của hệ miễn dịch.
Vaccine hiệu quả 97,6%, dựa trên dữ liệu tiêm chủng thực tế ở Nga kể từ ngày 5/12/2020 đến ngày 31/3/2021. Sputnik V được chứng minh là đủ an toàn và hiệu quả, không để lại tác dụng phụ lâu dài và tình trạng dị ứng. Các liều được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C, trong tủ lạnh thông thường, không cần đến hệ thống trữ đông phức tạp. Giá mỗi liều khoảng dưới 10 USD.
Hiện Sputnik V đã được sử dụng ở 68 quốc gia.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Miễn dịch của vaccine cúm kéo dài bao lâu?
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.
Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.
Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.