Theo Bộ Y tế, viêm cơ tim/màng tim cấp sau tiêm vaccine COVID-19 mới được ghi nhận gần đây trong báo cáo của Cơ quan Phòng chống bệnh tật, cơ quan Quản lý Dược và Tổ chức giám sát an toàn vaccine tại châu Âu, Mỹ và một số nước khác.
Viêm cơ tim là gì?
Viêm cơ tim cấp (có hoặc không kèm viêm màng ngoài tim cấp) là một trong những biến chứng quan trọng sau khi tiêm vaccine COVID-19. Viêm cơ tim/màng tim cấp được ghi nhận sau khi tiêm các loại vaccine COVID-19 (Pfizer BioNTech, Moderna, AstraZeneca hay Janssen). Hiện chưa rõ cơ chế bệnh sinh, mặc dù phản ứng quá mẫn muộn được cho là cơ chế quan trọng (tương tự hiện tượng viêm cơ tim sau tiêm các vaccine hông thường).
Viêm cơ tim hầu hết gặp ở người trẻ tuổi, nam giới nhiều hơn nữ, phần lớn gặp sau mũi tiêm lần hai (hoặc sau mũi tiêm lần đầu ở người có tiền sử mắc COVID-19) và đa phần được phát hiện và điều trị khỏi trung bình sau 2 - 4 ngày.
Bệnh có thể tiến triển bất thường thành các dạng nặng, nguy hiểm tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, cần cảnh giác khi xuất hiện một trong các biểu hiện đau ngực/khó thở/rối loạn nhịp tim, để được sàng lọc, thăm khám và theo dõi kịp thời.
Vaccine nào gây viêm cơ tim?
Theo Bộ Y tế, nếu so sánh tổng thể lợi ích với nguy cơ, thì việc tiêm vaccine COVID-19 là cần thiết và trở thành cứu cánh để thoát khỏi đại dịch.
Số liệu từ Ủy ban Y tế Châu Âu (EMA) đến tháng 6/2021 cho thấy, tỷ lệ viêm cơ tim cấp và viêm màng ngoài tim cấp lần lượt là 0,76 và 0,79 phần triệu với vaccine của Pfizer/BioNTech; 0,84 và 0,95 phần triệu với vaccine của Moderna; 0,95 và 1,2 với vaccine của AstraZeneca, 0,0 - 0,5 phần triệu với Johnson&Johnson's.
Bộ Y tế dẫn chứng, tại Israel ghi nhận tỷ lệ viêm cơ tim khi tiêm vaccine tại đây là khoảng 5 phần triệu (27 ca/5,4 triệu liều) sau khi tiêm mũi đầu và 24,2 phần triệu sau khi tiêm mũi thứ 2 (121 ca/5 triệu liều) trong vòng 30 ngày sau tiêm vaccine loại mRNA.
Trong khi đó Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ ghi nhận tỷ lệ viêm cơ tim ở ngưỡng khoảng 5,7 phần triệu (khoảng 1.000 ca/177 triệu liều vaccine mRNA của Pfizer- BioNTech hoặc Moderna).
Ngày 25/6, FDA Hoa Kỳ cũng đưa ra cảnh báo tác dụng phụ viêm cơ tim cấp sau tiêm 2 loại vaccine được tiêm nhiều nhất tại Mỹ là Pfizer/BioNTech và Moderna.
Triệu chứng viêm cơ tim cấp
Người bị viêm cơ tim cấp thường xuất hiện triệu chứng lâm sàng trong khoảng 2 - 4 ngày sau tiêm vaccine, dù có thể gặp sớm (12h sau tiêm) hơn hoặc muộn hơn. Lúc khám lâm sàng người bệnh có thể không thấy dấu hiệu gì đặc biệt hoặc chỉ có tiếng cọ màng ngoài tim, thậm chí sốt hoặc không.
Viêm cơ tim/màng ngoài tim cấp thường đáp ứng tốt với điều trị và thoái triển sau 3-5 ngày, song cũng có thể trở nặng thậm chí nguy kịch bất thường.
Dấu hiệu nặng/nguy kịch của viêm cơ tim cấp bao gồm phù phổi cấp, suy tim cấp, tràn dịch màng tim gây ép tim, sốc tim, các rối loạn nhịp nhanh/chậm phức tạp, ngất/thỉu thậm chí đột tử. Khi đó sẽ có các biểu hiện tương ứng với suy tim hoặc rối loạn nhịp tim ở các mức độ vừa nặng như mạch nhanh, không đều hoặc rất chậm, nghe tim có tiếng tim mờ, tiếng ngựa phi, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, huyết áp tụt/kẹt, đầu chi lạnh ẩm nổi vân tím (khi có sốc tim...).
Điều trị thế nào?
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người dân sau tiêm vaccine COVID-19 xuất hiện một trong số các dấu hiệu nghi ngờ (đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp) cần được thông báo đường dây nóng, hoặc đến bệnh viện gần nhất thăm khám, để loại trừ viêm cơ tim/viêm màng tim cấp.
Chẩn đoán viêm cơ tim cấp, cần phải theo dõi sát tại các cơ sở có thể hồi sức cấp cứu tim mạch. Trường hợp chuyển nặng, phải chuyển đến bệnh viện chuyên khoa tim mạch.
Hiện chưa có điều trị đặc hiệu cho viêm cơ tim/viêm màng ngoài tim cấp sau tiêm vaccine. Do đó, các biện pháp chủ yếu là giảm đau chống viêm, sẵn sàng điều trị hỗ trợ hô hấp tuần hoàn khi có các diễn biến nặng hoặc nguy kịch như phù phổi cấp, suy tim cấp, rối loạn nhịp tim phức tạp, sốc tim hay tràn dịch màng tim ép tim…
Trường hợp bị suy tim phù phổi, ưu tiên thuốc lợi tiểu quai đường tĩnh mạch, thở oxy, thông khí hỗ trợ.
Nếu suy tim suy sụp huyết động, sốc tim nhân viên y tế cần ưu tiên các thuốc vận mạch để kiểm soát huyết động, sử dụng sớm các thiết bị cơ học hỗ trợ tuần hoàn (ECMO, LVAID…).
Ngoài ra, nếu người bệnh bị rối loạn nhịp chậm cần đặt máy tạo nhịp tạm thời, có loạn nhịp xoang hoặc ngoại tâm thu nhĩ không cần can thiệp thuốc loạn nhịp; dẫn lưu khoang mang tim nếu tràn dịch màng tim ép tim…
Đặc biệt với người đã viêm cơ tim/màng ngoài tim sau tiêm vaccine, nếu cần tiêm vaccine thì nên chọn loại khác cơ chế tác dụng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm cơ tim do virus: hiếm gặp nhưng nguy hiểm.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.
Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.