Giác mạc là lớp màng trong suốt, có hình vòm ở phía trước của mắt, bao phủ đồng tử và mống mắt. Viêm giác mạc thường gây ra do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm hoặc kí sinh trùng. Viêm giác mạc không do nhiễm trùng thường do chấn thương nhẹ, đeo kính áp tròng quá lâu hoặc các bệnh lý không phải nhiễm trùng khác.
Nếu bạn bị đỏ mắt hoặc có các triệu chứng khác của viêm giác mạc, bạn nên đi khám bác sĩ. Nếu được điều trị kịp thời, viêm giác mạc mức độ nhẹ và vừa thường được điều trị hiệu quả mà không ảnh hưởng đến thị lực. Nếu không được điều trị hoặc nhiễm trùng mức độ nặng, viêm giác mạc có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, làm mất thị lực vĩnh viễn.
Triệu chứng
Những triệu chứng và dấu hiệu của viêm giác mạc bao gồm:
Khi nào cần đến bác sĩ?
Nếu bạn thấy bất kì triệu chứng hoặc dấu hiệu nào của viêm giác mạc, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Trì hoãn chẩn đoán và điều trị viêm giác mạc có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm mất thị lực.
Nguyên nhân
Những nguyên nhân gây viêm giác mạc bao gồm:
Chấn thương: Nếu một vật cào xước bề mặt giác mạc của bạn hoặc xâm nhập vào giác mạc thì có thể gây viêm giác mạc không do nhiễm trùng. Bên cạnh đó, chấn thương có thể mang vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập qua tổn thương giác mạc, gây viêm giác mạc nhiễm trùng.
Kính áp tròng: Vi khuẩn, nấm hoặc kí sinh trùng, đặc biệt là amip, có thể sống ở bề mặt kính áp tròng. Giác mạc có thể bị nhiễm trùng khi bạn đeo kính áp tròng vào trong mắt.
Virus: Những virus như Herpes, Chlamydia có thể gây viêm giác mạc.
Nước ô nhiễm: Những chất hóa học trong nước ở bể bơi… có thể kích thích giác mạc và làm yếu biểu mô giác mạc, gây ra viêm giác mạc hóa học. Nó thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, từ vài phút đến vài giờ.
Vi khuẩn, nấm và kí sinh trùng trong nước, đặc biệt là ở sông, hồ, đại dương và các suối nước nóng, có thể xâm nhập vào mắt của bạn khi bạn bơi hoặc tắm và gây ra viêm giác mạc. Khi bạn tiếp xúc với những vi sinh vật này, một giác mạc khỏe mạnh sẽ không thể bị nhiễm trùng nhưng nếu bạn đã từng bị tổn thương biểu mô giác mạc, ví dụ như do đeo kính áp tròng quá lâu, giác mạc của bạn sẽ dễ bị viêm.
Yếu tố nguy cơ
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm giác mạc bao gồm:
Đeo kính áp tròng: Kính áp tròng làm tăng cả nguy cơ bị viêm giác mạc không nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn. Các nguy cơ thường bắt nguồn từ không khử trùng kính đúng cách, đeo kính áp trong khi đi bơi hoặc đeo trong thời gian quá dài so với khuyến cáo, sử dụng nước hoặc các giải pháp tại nhà để bảo quản và làm sạch kính.
Viêm giác mạc thường gặp hơn ở những người đeo kính áp tròng sử dụng qua đêm hoặc đeo liên tục so với những người sử dụng hàng ngày và tháo ra vào ban đêm.
Suy giảm miễn dịch: Nếu hệ miễn dịch bị suy yếu vì bệnh tật hoặc sử dụng thuốc, bạn sẽ có nguy cơ cao bị viêm giác mạc.
Thời tiết nóng ẩm: Nếu bạn sống ở vùng có khí hậu nóng, ẩm, bạn sẽ tăng nguy cơ bị viêm giác mạc, đặc biệt là nếu bị phấn hoa rơi vào mắt. Phấn hoa sẽ cào xước biểu mô giác mạc và có thể gây viêm, sau đó dẫn đến nhiễm trùng.
Corticoid: Sử dụng thuốc nhỏ mắt corticoid để điều trị những bệnh lí ở mắt có thể làm tăng nguy cơ viêm giác mạc nhiễm trùng hoặc làm viêm giác mạc nặng lên.
Chấn thương mắt: Nếu giác mạc của bạn bị tổn thương do chấn thương cũ, bạn sẽ dễ bị viêm giác mạc hơn.
Biến chứng
Những biến chứng có thể gặp của viêm giác mạc bao gồm:
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh và các triệu chứng, khám mắt, tiến hành một số xét nghiệm nếu cần (như xét nghiệm nước mắt hoặc các tế bào giác mạc).
Điều trị
Viêm giác mạc không nhiễm trùng
Điều trị viêm giác mạc không nhiễm trùng tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu bệnh do cào xước hoặc đeo kính áp tròng qua đêm, bạn có thể không cần điều trị gì. Nếu bạn bị chảy nước mắt và đau đáng kể, bạn có thể cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Viêm giác mạc nhiễm trùng
Viêm giác mạc do vi khuẩn: Nếu bạn bị mức độ nhẹ, bạn có thể chỉ cần dùng thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn. Nếu mức độ trung bình và nặng, bạn có thể cần dùng kháng sinh đường uống.
Viêm giác mạc do nấm: thường được điều trị bằng thuốc chống nấm đường uống và nhỏ mắt.
Viêm giác mạc do virus: thuốc kháng virus đường uống và nhỏ mắt thường có hiệu quả nhưng không tiêu diệt được virus hoàn toàn và bệnh có thể tái phát.
Viêm giác mạc do amip: có thể khó điều trị. Thuốc nhỏ mắt kháng sinh có thể hiệu quả nhưng có một số loại amip kháng thuốc.
Nếu viêm giác mạc không đáp ứng với điều trị, hoặc gây ra tổn thương giác mạc vĩnh viễn, ảnh hưởng đến thị lực đáng kể, bác sĩ có thể khuyên bạn ghép giác mạc.
Phòng bệnh
Sử dụng kính áp tròng đúng cách
Nếu bạn đeo kính áp tròng, sử dụng hợp lí, làm sạch và khử khuẩn có thể giúp phòng ngừa viêm giác mạc. Bạn có thể sử dụng một số mẹo sau:
Phòng ngừa sự lây lan của virus
Một số loại viêm giác mạc do virus, ví dụ như do Herpes, không phòng ngừa hoàn toàn được. Nhưng một số bước dưới đây có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tái phát:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Loét giác mạc: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.