Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh tăng nhãn áp - Glocom

Tăng nhãn áp là một bệnh về mắt có thể gây tổn thương đến dây thần kinh thị giác. Dây thần kinh thị giác là dây thần kinh sẽ mang các thông tin từ mắt lên tới não bộ.

Tăng nhãn áp (glaucoma) thường là hậu quả của việc tăng áp lực bất thường trong mắt. Theo thời gian, việc tăng áp lực này có thể làm tổn thương thần kinh thị giác, và có thể dẫn đến giảm thị lực hoặc thậm chí mù lòa. Nếu được phát hiện sớm, bạn sẽ có khả năng ngăn chặn được giảm hoặc mất thị lực.

Triệu chứng của tăng nhãn áp

Loại tăng nhãn áp khá phổ biến là tăng nhãn áp góc mở. Loại tăng nhãn áp này không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào ngoài việc thị lực mất dần dần. Vì lý do đó, bạn nên kiểm tra mắt hàng năm để bác sỹ nhãn khoa có thể kiểm soát bất cứ thay đổi nào về thị lực của bạn.

Glocom góc đóng nguyên phát cơn cấp diễn là một tình trạng cấp cứu. Đến khám bác sỹ ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
  • Rất đau vùng mắt
  • Buồn nôn hoặc nNôn mửa
  • Đỏ mắt
  • Rối loạn thị giác đột ngột hoặc Mờ mắt một cách đột ngột
  • Thấy có quầng sáng nhiều màu sắc quanh các nguồn sáng (ví dụ: bóng đèn)

Nguyên nhân của tăng nhãn áp

Nguyên nhân của tăng nhãn áp hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, các bác sỹ tin rằng, một hoặc nhiều yếu tố dưới đây có thể đóng vai trò nhất định:

  • Tác dụng giãn nở của thuốc nhỏ mắt
  • Việc thoát nước mắt bị chặn hoặc bị tắc nghẽn
  • Tác dụng của một số loại thuốc, ví dụ như corticosteroid
  • Dòng máu đến dây thần kinh thị giác yếu
  • Tăng huyết áp

Các loại tăng nhãn áp

Có 5 loại tăng nhãn áp chính:

Tăng nhãn áp góc mở (mạn tính): Đây là loại tăng nhãn áp không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì ngoài việc mất dần thị lực. Việc giảm thị lực này có thể diễn ra từ từ, thậm chí cho đến khi mắt bạn sẽ tổn thương không thể hồi phục trước khi bất các triệu chứng khác xuất hiện. Đây cũng là loại tăng nhãn áp hay gặp nhất.

Tăng nhãn áp góc đóng (cấp tính): Nếu dòng chảy của thủy dịch bất ngờ bị tắc nghẽn, việc ứ đọng thủy dục có thể làm tăng nhãn áp, gây ra đau đớn một cách rất nhanh chóng và nghiêm trọng. Bạn nên đến khám bác sỹ ngay lập tức nếu bạn có những triệu chứng như đau nhức mắt, buồn nôn và nhìn mờ đột ngột.

Tăng nhãn áp bẩm sinh: Trẻ em sinh ra bị tăng nhãn áp bẩm sinh thường sẽ có khiếm khuyết ở mắt, dẫn đến việc hạn chế thoát thủy dịch. Tăng nhãn áp bẩm sinh thường có các triệu chứng như mắt bị đục, chảy nước mắt quá nhiều hoặc nhạy cảm với ánh sáng. Tăng nhãn áp bẩm sinh là bệnh có thể di truyền.

Tăng nhãn áp thứ phát: Tăng nhãn áp thứ phát thường là hậu quả của một chấn thương hoặc các bệnh về mắt khác, như đục thủy tinh thể hoặc khối u ở mắt. Một số loại thuốc, như corticosteroid, cũng có thể gây ra loại tăng nhãn áp này. Rất hiếm gặp nhưng phẫu thuật mắt cũng có thể gây ra tăng nhãn áp thứ phát.

Tăng nhãn áp mà áp suất trong mắt vẫn không tăng: Trong một số trường hợp, những người không bị tăng nhãn áp cũng có thể gây tổn thương dây thần kinh. Nguyên nhân của việc này cũng chưa rõ. 

Những yếu tố nguy cơ của tăng nhãn áp

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tăng nhãn áp là nguyên nhân thứ hai dẫn đến mù lòa trên trên thế giới. Các yếu tố nguy cơ của tăng nhãn áp bao gồm:

Tuổi: Người trên 60 tuổi có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao hơn, và nguy cơ tăng nhãn áp sẽ tăng nhẹ theo từng năm. Nếu bạn là người châu Phi hoặc châu Mỹ, nguy cơ của bạn sẽ tăng lên khi bạn bước vào tuổi 40.

Dân tộc: Người châu Phi hoặc Mỹ-Phi thường sẽ có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao hơn là người da trắng. Người châu Á thường có nguy cơ bị tăng nhãn áp góc đóng hơn, và người Nhật thường có nguy cơ bị tăng nhãn áp mà áp suất trong mắt không tăng hơn.

Các vấn đề về mắt: Viêm nhiễm mắt mạn tính và giác mạc mỏng có thể dẫn đến việc tăng áp suất trong mắt. Các chấn thương về thể chất hoặc các vết thương ở mắt, như bị đấm vào mắt, cũng có thể gây ra tăng nhãn áp.

Tiền sử gia đình: Một số loại tăng nhãn áp có thể sẽ di truyền. Nếu ông bà hoặc bố mẹ bạn bị tăng nhãn áp góc mở, bạn có thể sẽ có nguy cơ bị tăng nhãn áp loại này cao hơn.

Tiền sử bệnh tật: Người bị tiểu đường và tăng huyết áp hoặc các bệnh tim mạch có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao hơn

Sử dụng một số loại thuốc: Dùng corticosteroid trong một khoảng thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị tăng nhãn áp thứ cấp

Điều trị tăng nhãn áp

Mục đích của việc điều trị tăng nhãn áp là làm giảm nhãn áp để giảm việc mất thị lực. Tùy loại glocom bạn mắc và tình trạng thực tế bác sỹ sẽ cân nhắc những biện pháp điều trị sau.

Glocom góc mở: Trước tiên điều trị bằng thuốc tra tại mắt hoặc bằng laser. Phẫu thuật được chỉ định khi điều trị nội khoa hoặc laser không kết quả hoặc trên những trường hợp không có điều kiện về kinh tế, sức khoẻ, theo dõi định kỳ

Dùng thuốc: Một số loại thuốc được dùng riêng cho bênh tăng nhãn áp, từ thuốc nhỏ mắt cho đến thuốc uống, nhưng thuốc nhỏ mắt thường phổ biến hơn. Bác sỹ có thể kê một hoặc phối hợp các loại thuốc đó.

Phẫu thuật: Nếu các kênh thoát thủy dịch của bạn bị tắc nghẽn và gây ra tăng nhãn áp, bác sỹ có thể khuyên bạn làm phẫu thuật để tạo ra dòng chảy cho thủy dịch hoặc loại bỏ các mô làm cản trở thủy dịch của bạn.

Glocom góc đóng: Điều trị cho tăng nhãn áp góc đóng lại rất khác. Loại tăng nhãn áp này cần được điều trị để làm giảm nhãn áp càng nhanh càng tốt. Điều trị phẫu thuật được chỉ định cho mọi giai đoạn bệnh. Điều trị nội khoa chỉ được chỉ định tạm thời trong những trường hợp cấp cứu cũng như  trong thời gian chờ đợi phẫu thuật, hoặc những trường hợp bệnh nhân có tình trạng bệnh toàn thân nặng không có khả năng điều trị phẫu thuật.

Nếu việc tăng nhãn áp của bạn có thể dừng lại và nhãn áp trở về mức bình thường, việc giảm thị lực có thể sẽ chậm lại hoặc có thể ngừng hẳn. Tuy nhiên, bởi vì chưa có cách chữa khỏi tăng nhãn áp, bạn có thể sẽ cần phải điều trị trong suốt phần đời còn lại để điều chỉnh nhãn áp. 

Phát hiện sớm tăng nhãn áp cực kỳ quan trọng. Cách tốt nhất để phát hiện sớm bất kỳ loại tăng nhãn áp nào là khám mắt hàng năm. Một số loại xét nghiệm được tiến hành khi khám mắt cũng có thể phát hiện ra bệnh tăng nhãn áp trước khi bệnh gây ra suy giảm hoặc mất thị lực.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Rau xanh giúp phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp (glaucoma)

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm