Bộ môn yoga có nhiều lợi ích với người mắc bệnh viêm khớp vảy nến.
Lợi ích của yoga
Yoga là sự kết hợp của kỹ thuật thở, kiểm soát tư thế lẫn thiền định. Nghiên cứu cho thấy, yoga có nhiều ứng dụng với sức khỏe, từ giảm stress tới hỗ trợ giảm viêm, giảm cứng khớp, cải thiện cơ bắp. Những lợi ích này có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh viêm khớp vảy nến.
Nhiều người cho rằng, yoga là bộ môn dành cho người thích vận động, hoặc có cơ thể dẻo dai, dễ thực hiện các động tác uốn dẻo. Sự thật là ai cũng có thể tập yoga khi lựa chọn được hình thức phù hợp với khả năng của cơ thể.
Nghiên cứu trên tạp chí Current Rheumatology Reports cho thấy, tập yoga giúp cơ thể giảm các yếu tố mediator gây viêm như protein C phản ứng, interleukin-6 ở người mắc bệnh lý khớp như viêm khớp vảy nến.
Ngoài ra, bộ môn yoga giúp người bệnh cải thiện chức năng vật lý, cơ thể linh hoạt hơn, đồng thời tạo ra kết nối giữa thân – tâm. Bạn cũng dễ dàng kết hợp các bài tập yoga vào chế độ luyện tập hàng tuần để tránh lối sống thụ động.
Các bài tập yoga phù hợp cho người bị viêm khớp vảy nến
Yoga giúp người bệnh viêm khớp vảy nến giảm đau và trở nên linh hoạt hơn.
Có nhiều trường phái yoga với tốc độ, tư thế khác nhau, có thể khiến nhịp tim tăng lên, cơ thể đổ mồ hôi; Hoặc giúp bạn thả lỏng cơ thể và tâm trí bằng các động tác uyển chuyển. Tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu; Tìm hiểu mục tiêu tập của các lớp yoga trước khi thực hiện.
Người bị viêm khớp vảy nến cũng nên trao đổi rõ về sức khỏe, hạn chế của mình với người hướng dẫn tập yoga, ví dụ như vị trí khớp đau ở bàn tay hay bàn chân.
Trước mỗi buổi tập yoga, bạn có thể giảm tình trạng cứng khớp bằng cách khởi động nhẹ nhàng: Xoay hông và vai, xoay cổ nhẹ nhàng… Mọi cử động của cơ thể giúp cải thiện lưu thông khí huyết, từ đó giảm nguy cơ đau nhức do viêm khớp vảy nến.
Khi tập yoga, người bệnh viêm khớp vảy nến nên chú ý lắng nghe cơ thể. Bạn có thể đi giày hoặc tất chống trơn dày khi tập, không nhất thiết phải đi chân trần.
Một số tư thế yoga phù hợp cho người mới bắt đầu gồm: Tư thế trái núi, tư thế chiến binh I, tư thế con mèo - con bò, tư thế em bé hạnh phúc.
Tư thế trái núi
Tư thế trái núi.
Tư thế này là nền tảng của tất cả các tư thế đứng, giúp bạn dàn đều trọng lượng lên cả hai chân, có thể đứng lâu hơn mà không bị đau nhức.
Cách thực hiện:
Đứng thẳng người, ngón chân chạm nhau.
Sau đó tách nhẹ các ngón chân để phân phối lực đều lên bàn chân, tạo thế đứng vững chãi trên sàn.
Siết cơ đùi trước để duỗi thẳng đầu gối, đồng thời giữ đầu và cột sống ở tư thế có độ cong tự nhiên. Vai thả lỏng về phía lưng, tay duỗi tự nhiên hai bên người với lòng bàn tay hướng về phía trước.
Giữ nguyên tư thế đứng này trong khoảng 5 nhịp thở.
Tư thế chiến binh
Tư thế chiến binh.
Tư thế này vừa giúp giãn cơ nhẹ nhàng, đồng thời cải thiện khả năng giữ thăng bằng hiệu quả.
Cách thực hiện:
Đứng ở tư thế trái núi. Từ đây lùi chân trái về sau khoảng 90cm, hơi mở chân ra ngoài để thăng bằng tốt hơn.
Chậm rãi chùng đầu gối chân trước đến khi đùi song song với sàn, thẳng gối chân sau. Hai tay đồng thời dang sang hai bên rồi duỗi thẳng lên sàn, lòng bàn tay chạm nhau.
Đảm bảo hông của bạn hướng về phía chân. Hướng mắt theo tay. Giữ tư thế này và hít thở 5 nhịp. Sau đó, thực hiện tương tự với bên còn lại.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tập Yoga có khiến bạn tăng cân hay không?
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.