Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bí quyết nâng tầm dinh dưỡng cho món ăn của bạn

Dù bạn là "tay mơ" hay "bậc thầy" trong căn bếp, việc cải thiện dinh dưỡng cho món ăn luôn là điều đáng quan tâm. Chỉ với những thay đổi nhỏ, bạn có thể biến những món ăn yêu thích thành bữa ăn bổ dưỡng, hỗ trợ sức khỏe và thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh hơn.

Dinh dưỡng tốt là một trong những chìa khóa cho cuộc sống khỏe mạnh.

Dưới đây là những bí quyết giúp cho các công thức nấu ăn yêu thích và các món chuẩn bị bữa ăn của bạn trở nên bổ dưỡng hơn:

1. Sử dụng thực phẩm toàn phần

Khi nấu ăn ở nhà, bạn có thể sử dụng thực phẩm toàn phần – đây là những thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến ít. Do đó vẫn giữ được nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho cơ thể.

2. Chọn phương pháp nấu ăn lành mạnh

Phương pháp nấu ăn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ dinh dưỡng của món ăn. Một số phương như hấp, nướng hay chiên không dầu giúp giữ lại chất dinh dưỡng và giảm thiểu nhu cầu sử dụng thêm chất béo và dầu ăn. Vì vậy, để tối đa hóa chất dinh dưỡng trong thực phẩm, hãy thử sử dụng các phương pháp nhiệt khô (chiên không dầu, quay, nướng,…). 

3. Tăng hương vị với các loại thảo mộc và gia vị

Bạn có thể bổ sung vô vàn hương vị cho món ăn bằng thảo mộc và các loại gia vị tự nhiên mà không cần thêm chất béo, muối và đường. Các loại thảo mộc và gia vị như húng quế, rau mùi, tỏi, gừng, nghệ, quế,… không chỉ giúp bạn giảm thiểu việc sử dụng các chất tạo hương vị ít dinh dưỡng mà còn mang lại những lợi ích cho sức khỏe.

4. Lựa chọn các nguyên liệu thay thế

Mặc dù mỗi loại thực phẩm đều có vai trò riêng, nhưng nếu bạn đang muốn giảm bớt lượng calo trong các món ăn, thì có một số cách thay thế thông minh bạn có thể áp dụng, ví dụ:

- Nếu bạn thích nướng bánh, bạn có thể thay thế bơ làm từ sữa bằng trái bơ, chuối nghiền hoặc sốt táo trong nhiều công thức làm bánh quy, bánh ngọt…. Thông thường, bạn có thể thay thế theo tỷ lệ 1:1, vì vậy nếu công thức yêu cầu 1/2 chén bơ, bạn có thể thay thế bằng 1/2 chén sốt táo.

- Bạn cũng có thể sử dụng bột mì nguyên cám thay cho bột mì tinh luyện để tăng vitamin B và chất xơ cho các món bánh nướng.

- Đối với các công thức yêu cầu mayonnaise hoặc kem chua, hãy thử dùng sữa chua Hy Lạp thay thế để có thêm calci và protein.

- Thay vì thêm đường hoặc siro cây phong để tạo ngọt, hãy thử các loại gia vị ấm áp và ngọt ngào như quế, nhục đậu khấu và đinh hương.

5. Bổ sung dưỡng chất cho bữa ăn

Bằng cách thay đổi suy nghĩ và tập trung vào việc bổ sung thực phẩm dinh dưỡng, bạn có thể dễ dàng cải thiện chất lượng bữa ăn mà không cần phải hy sinh hương vị. Hãy sáng tạo và thử nghiệm các cách bổ sung khác nhau để phù hợp với sở thích và nhu cầu của bạn, ví dụ như:

- Thêm các loại hạt như hạt chia, hạt gai dầu và hạt lanh giúp tăng cường protein, chất xơ và chất béo lành mạnh vào yến mạch, sữa chua, sinh tố và thậm chí cả salad.

- Rắc men dinh dưỡng lên khoai lang chiên giòn, súp lơ nướng và bỏng ngô để bổ sung vitamin B12 và protein.

-  Thêm bột collagen thuỷ phân vào sinh tố, yến mạch hoặc bánh nướng để tăng protein và acid amin glycine, giúp tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, da, xương và dây chằng.

6. Kiểm soát khẩu phần và xây dựng đĩa ăn cân bằng

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm, kích thước khẩu phần và sự cân bằng trên đĩa ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng giá trị dinh dưỡng cho bữa ăn. Để tạo ra một bữa ăn cân bằng, hãy suy nghĩ đến việc bao gồm protein, carbohydrate, chất béo lành mạnh và màu sắc từ trái cây hoặc rau củ.

Theo hướng dẫn chung, bạn có thể chia đĩa ăn thành bốn phần: một phần cho protein, một phần cho carbohydrate và hai phần cho trái cây hoặc rau củ. Lưu ý rằng đây chỉ là hướng dẫn chung, bạn có thể cần nhiều hơn hoặc ít hơn một số nhóm thực phẩm nhất định tùy thuộc vào mục tiêu sức khỏe cá nhân. Hãy cân nhắc tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để được hướng dẫn và tư vấn về nhu cầu dinh dưỡng của bạn.

7. Tham gia vào việc ăn uống chánh niệm và tận hưởng bữa ăn

Thực hành ăn uống chánh niệm (mindful eating) giúp bạn tăng cường nhận thức về các tín hiệu đói và no, giúp bạn lắng nghe cơ thể tốt hơn và ngừng ăn khi đã no. Điều này cũng có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn và đưa ra lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn.

Thức ăn không chỉ để nuôi dưỡng cơ thể mà còn để tận hưởng và cảm thấy thích thú. Sử dụng cả năm giác quan để thưởng thức đồ ăn sẽ giúp bạn tăng thêm sự hài lòng và thỏa mãn trong mỗi bữa ăn.

Lưu ý, bạn không cần phải thực hiện tất cả những thay đổi này cùng một lúc. Chỉ cần thực hiện những thay đổi nhỏ và lựa chọn thông minh có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá trị dinh dưỡng của bữa ăn. Hãy thử nghiệm những gì phù hợp với lối sống hiện tại của bạn, khám phá các nguyên liệu mới và dần dần áp dụng những cách này vào thói quen nấu ăn của bạn. Bữa ăn giàu dinh dưỡng cũng có thể thơm ngon, hấp dẫn và thú vị, hỗ trợ sức khỏe tổng thể và tinh thần của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dinh dưỡng lành mạnh - con đường cải thiện sức khỏe.

Việt An - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm