Thiếu vi chất là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Vi chất dinh dưỡng là gì?
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà con người cần với một lượng nhỏ nhưng rất quan trọng để duy trì mọi chức năng bình thường của cơ thể. Đây thường là các loại vitamin và khoáng chất cần thiết như sắt, iod, magne, fluor, các vitamin như A, D và phức hợp vitamin B.
Thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?
Thiếu vi chất dinh dưỡng có thể dẫn đến tăng trưởng, phát triển thể chất và tinh thần kém. Bác sĩ nhi khoa Vaidehi Dande tại phòng khám Care For You (Mumbai, Ấn Độ) giải thích, ban đầu, cơ thể sử dụng hết lượng chất dinh dưỡng dự trữ để các chức năng bình thường không bị gián đoạn.
Đây được gọi là giai đoạn thiếu hụt vi chất cận lâm sàng, lúc này trẻ sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, nếu tình trạng thiếu hụt kéo dài, các dấu hiệu sẽ bắt đầu xuất hiện tuỳ thuộc vào tình trạng trẻ đang thiếu vi chất cụ thể nào.
Dấu hiệu trẻ thiếu các loại vi chất dinh dưỡng
Sau đây là các loại thiếu vi chất dinh dưỡng thường gặp ở trẻ em theo bác sĩ Vaidehi Dande:
Thiếu vitamin D
Có thể thấy các triệu chứng ban đầu như chậm phát triển vận động và chậm mọc răng ở trẻ sơ sinh, đau nhức ở trẻ lớn. Thiếu vitamin D trầm trọng có thể gây ra các triệu chứng lo ngại hơn như co giật ở trẻ sơ sinh và biến dạng xương về sau, đồng thời làm tăng nguy cơ trẻ phải nhập viện do thở khò khè và hen suyễn.
Kém tập trung có thể là dấu hiệu con bạn đang thiếu sắt.
Thiếu sắt
Khi thiếu sắt, cơ thể thiếu tế bào hồng cầu, dẫn đến kém ăn, kém tập trung, suy nhược, mệt mỏi, thèm ăn đồ lạ, chậm phát triển và rùng mình. Thiếu sắt nghiêm trọng có thể gây nồng độ oxy thấp và suy tim.
Thiếu vitamin A
Tình trạng này có thể gây quáng gà, tổn thương giác mạc và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng phổi và đường hô hấp.
Phòng ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ
Phòng ngừa trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng ngay từ khi còn nhỏ bằng cách đảm bảo chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, việc này nên thực hiện từ sớm, khi có dự định mang thai hoặc đang mang thai. Người mẹ nên bổ sung sắt và acid folic trước và trong khi mang thai tối thiểu 3 tháng sẽ bảo vệ thai nhi trong 4-6 tháng đầu. Các bữa ăn hàng ngày cần lành mạnh và thường xuyên bổ sung trái cây, rau củ.
Sau khi sinh, trong 6 tháng đầu đời trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn và mẹ cần chú ý ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm, thuốc bổ tổng hợp để cung cấp cho trẻ nguồn sữa mẹ giàu dưỡng chất.
Từ 6 tháng tuổi, trẻ được ăn dặm để bổ sung nguồn vi chất dinh dưỡng bên cạnh sữa mẹ. Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ cần phải đảm bảo 4 nhóm chất chính là tinh bột, đạm, đường và béo
Thực phẩm nên có trong bữa ăn: Bữa ăn nên có 25% là trái cây và rau củ. Tránh quá phụ thuộc vào việc sử dụng chất bổ sung vitamin tổng hợp.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho con đừng chỉ nghĩ thiếu thì tự cho uống.
Nhiều người bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê, có người thích uống cà phê nóng nhưng có người lại thích uống cà phê lạnh, vậy loại nào tốt hơn?
Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt, là thời điểm gia đình sum họp, quây quần bên nhau sau một năm dài lao động vất vả. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, đây cũng là thời điểm cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và tinh thần luôn vui tươi, thoải mái.
Dưa hành muối là một trong những món ăn giúp kích thích tiêu hóa, giúp tiêu thụ, chuyển hóa các chất béo từ thực phẩm, nhất là trong dịp Tết. Tuy nhiên nên ăn thế nào để ngon miệng và tốt cho sức khỏe là điều cần lưu ý.
Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, là khoảng thời gian để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè và thư giãn sau một năm dài làm việc vất vả. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui và sự háo hức, ngày Tết cũng có thể mang đến những áp lực và căng thẳng nhất định.
Với màu sắc hấp dẫn, hương vị ngọt thanh, cà rốt có tác dụng tô điểm cho nhiều món ăn và còn là 'siêu thực phẩm' chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nghiên cứu mới phát hiện tiềm năng rất có lợi của cà rốt đối với người bệnh đái tháo đường.
Những cơn chuột rút đột ngột và đau đớn là một trong những hậu quả có thể xảy ra của tình trạng thiếu kali. Các dấu hiệu khác cho thấy lượng kali của bạn có thể thấp bao gồm mệt mỏi, yếu cơ hoặc co giật, ngứa ran hoặc tê liệt. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cũng có thể bị nhịp tim không đều hoặc hồi hộp.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý sức khỏe tổng thể và giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho người mắc hội chứng Marfan - bệnh rối loạn di truyền ảnh hưởng nhiều cơ quan gan, thận...
Cho dù bạn chạy quanh công viên gần nhà, chèo thuyền dọc bờ hồ hay đi bộ trên đường mòn gần nhà, tập thể dục ngoài trời đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Sau đây là thông tin chi tiết về lý do tại sao tập thể dục ngoài trời lại tốt cho bạn, một số bài tập tuyệt vời khi thực hiện ngoài trời và mẹo để bắt đầu.