Vo gạo là cách đơn giản giúp bạn loại bỏ một số tạp chất có hại.
Vo gạo giúp loại bỏ bụi bẩn và các mảnh vụn
Công đoạn từ thu hoạch cho đến bảo quản có thể khiến gạo có chứa bụi bẩn, trứng sâu bọ, mọt, mảnh vụn, sạn và các tạp chất khác. Do đó, vo gạo giúp làm sạch và loại bỏ những tạp chất này.
Theo Đại học Maryland Extension (Hoa Kỳ), thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc đều dễ bị các loại mọt hay bọ xâm nhập và khiến gạo hư hỏng nhanh hơn. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng gạo mà còn có thể lây lan sang các thực phẩm khác.
Vo gạo có thể giúp cơm mềm hơn
Vo gạo giúp cơm hạn chế bị vón.
Kai Chase là một đầu bếp nổi tiếng của Mỹ cho rằng: Việc vo gạo sẽ loại bỏ một lớp tinh bột dư thừa, giúp cơm mềm và tơi xốp hơn, hạn chế cơm bị kết dính vón cục và cũng có hương vị ngon hơn.
Hạn chế của việc vo gạo
Tuy vo gạo có nhiều lợi ích, nhưng việc này cũng có hạn chế, đặc biệt nếu bạn vo quá nhiều có thể loại bỏ một số chất dinh dưỡng trong lúc vo. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ, việc vo gạo sẽ loại bỏ một số chất sắt, folate, thiamine và niacin trong gạo.
Ngoài ra, do một số công thức nấu ăn nhất định, một số người có thể không thích vo gạo vì muốn giữ cho món ăn được đẹp mắt, như món risotto, cơm arborio, cháo hoặc bánh pudding gạo.
Cách vo gạo
- Nên vo gạo tối đa 2 lần, vo gạo bằng rổ hoặc thau nhỏ.
- Trong khi vo nên nhẹ tay, không bóp mạnh làm gạo nát. Chỉ nên rửa gạo, khuấy nhẹ tay, gạn nước để loại trừ mọt, sạn.
- Không nên vo ngâm gạo quá lâu trong nước vì gạo có thể bị mất các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Trường hợp thấy gạo để lâu có một lớp cám bao quanh, bạn nên thêm một chút muối vào và thao tác vo như bình thường, nhưng nên vo 3 lần để loại bỏ các tạp chất bị oxy hóa. Trường hợp gạo có mùi hơi mốc thì nên bỏ.
Như vậy, việc vo gạo trước khi nấu giúp loại bỏ các tạp chất ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, mặc dù có thể loại bỏ một số chất dinh dưỡng hòa tan trong nước. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia cho rằng: Tốt hơn là bạn nên vo gạo trước khi nấu.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Ủ nước vo gạo có thể giúp tóc chắc khỏe và bóng mượt hơn không?
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.