Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vai trò của phospho trong chế độ dinh dưỡng

Phospho là một khoáng chất thiết yếu đối với sự phát triển của xương và răng. Nó cũng tham gia vào quá trình co cơ, đông máu, chức năng thận, thần kinh, tái tạo mô và tế bào và đảm bảo nhịp tim bình thường. Phospho còn giúp cơ thể sử dụng năng lượng.

Phospho là gì và nó có vai trò quan trọng như thế nào

Phospho là khoáng chất có hàm lượng cao thứ hai trong cơ thể con người (đứng đầu là canxi). Cơ thể cần phospho để thực hiện nhiều chức năng quan trọng như lọc các chất cặn bã, sửa chữa các mô và tế bào bị tổn thương…

Hầu hết mọi người đều nạp lượng phospho cần thiết cho nhu cầu sử dụng hàng ngày thông qua chế độ ăn. Trên thực tế, phospho là nguyên tố rất ít khi bị thiếu hụt trong cơ thể. Các bệnh nhân mắc các bệnh thận hay ăn quá nhiều phospho và không cung cấp đủ canxi cho cơ thể có thể dẫn tới dư thừa phospho.

Tuy nhiên, một số vấn đề về sức khỏe như mắc bệnh tiểu đường hay nghiện rượu nặng hoặc sử dụng một số thuốc như thuốc kháng acid có thể khiến lượng phospho trong cơ thể bị suy giảm đáng kể.

Nồng độ phospho quá cao hay quá thấp đều có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đau khớp hay suy nhược cơ thể.

Chức năng của phospho

Cũng giống như canxi, cơ thể cần phospho để xây dựng nên hệ xương chắc và khỏe, để tạo ra năng lượng và tăng cường sức mạnh của cơ bắp.

Ngoài ra, phospho còn tham gia vào một số chức năng như:

  • Loại bỏ các chất cặn bã tại thận
  • Tham gia vào quá trình dự trữ và sử dụng năng lượng của cơ thể
  • Kích thích sự tăng trưởng, duy trì và sửa chữa các mô và tế bào bị tổn thương
  • Tham gia tổng hợp DNA và RNA
  • Cân bằng và sử dụng các loại vitamin như vitamin B và D cũng như các khoáng chất như iod, magie và kẽm
  • Tham gia vào quá trình co cơ
  • Điều hòa nhịp tim
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho sự dẫn truyền các tín hiệu thần kinh
  • Giảm đau cơ sau luyện tập

Các thực phẩm giàu phospho

Hầu hết các loại thực phẩm đều có chứa phospho. Những thực phẩm giàu protein cũng là nguồn cung cấp lượng phospho dồi dào, bao gồm:

  • Thịt gia súc và gia cầm
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Trứng
  • Các loại hạt và quả hạch
  • Các loại đậu

Khi chế độ dinh dưỡng của bạn đã có đủ cả canxi và protein thì cũng cung cấp đủ lượng phospho khuyến nghị. Nguyên nhân là do nhiều loại thực phẩm giàu canxi thì cũng có chứa hàm lượng phospho khá cao.

Một số loại thực phẩm không chứa protein nhưng cũng chứa nhiều phospho như:

  • Các loại hạt nguyên cám
  • Khoai tây
  • Tỏi
  • Hoa quả sấy khô
  • Các loại đồ uống có ga (acid phosphoic được sử dụng để sản xuất nước có ga)

Các loại bánh mỳ và ngũ cốc nguyên cám có chứa hàm lượng phospho cao hơn những loại bánh mỳ làm bằng bột mỳ trắng. Tuy nhiên, cơ thể người không thể hấp thu hoàn toàn lượng phospho trong toàn bộ các loại thực phẩm.

Cơ thể cần bao nhiêu phospho

Lượng phospho khuyến nghị đối với mỗi người phụ thuộc vào lứa tuổi.

Người lớn cần ít phospho hơn trẻ từ 9-18 tuổi nhưng cần nhiều hơn so với trẻ em dưới 8 tuổi.

Viện Linus Pauling đã đưa ra bảng nhu cầu khuyến nghị đối với lượng phospho tiêu thụ hàng ngày như sau:

  • Người lớn (trên 19 tuổi): 700 mg
  • Trẻ em (9-18 tuổi): 1250 mg
  • Trẻ em (4-8 tuổi):  500 mg
  • Trẻ em (1-3 tuổi): 460 mg
  • Trẻ em (7-12 tháng tuổi): 275 mg
  • Trẻ em (0-6 tháng tuổi): 100 mg

Hiện nay tỷ lệ thiếu phospho là rất ít, hầu hết mọi người đều có thể bổ sung đủ lượng phospho cần thiết thông qua chế độ ăn.

Nguy cơ của thừa phospho

Quá nhiều phospho có thể gây ngộ độc, dẫn đến tiêu chảy, xơ cứng các cơ quan và mô mềm.

Thừa phospho còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sử dụng các khoáng chất khác của cơ thể như sắt, canxi, magie và kẽm. Phospho còn có thể kết hợp với canxi gây tích lũy các khoáng chất trong các bó cơ.
Trường hợp tăng phospho huyết rất hiếm, thường thì chỉ xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh thận hay gặp phải các vấn đề về khả năng điều hòa canxi trong cơ thể.

Nguy cơ gặp phải nếu thiếu phospho

Một số loại thuốc có thể làm hạ nồng độ phospho trong cơ thể bao gồm:

  • Insulin
  • Các chất ức chế men chuyển angiotensin
  • Thuốc kháng acid
  • Thuốc chống động kinh

Các triệu chứng của hạ phospho huyết:

  • Đau cơ, xương
  • Mất vị giác
  • Lo lắng, kích thích
  • Mệt mỏi
  • Chậm phát triển xương ở trẻ em

Do vậy, nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc này, hãy trao đổi với bác sỹ về việc tăng cường ăn những thực phẩm giàu phospho hay sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung phospho.

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn (Tổng hợp từ healthline)
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm