Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vaccine COVID-19: Nếu không có tác dụng phụ, bạn có được bảo vệ không?

Hàng triệu người trên toàn cầu đã được chủng ngừa COVID-19. Tuy nhiên, vẫn còn vô số câu hỏi liên quan đến hiệu quả của các loại vaccine này. Một câu hỏi phổ biến là liệu có mối quan hệ giữa các tác dụng phụ quan sát được sau khi tiêm chủng và khả năng miễn dịch sau đó hay không. Nếu bạn không bị bất kỳ phản ứng phụ nào sau khi chủng ngừa COVID-19, bạn vẫn được bảo vệ chứ?

Hiện có 21 loại vaccine COVID-19 được phép sử dụng trên toàn cầu. Tại Vương quốc Anh, hơn 36.500.000 người đã được tiêm chủng đầy đủ COVID-19 cho đến nay. Tại Hoa Kỳ, hơn 162.100.000 người hiện đã được tiêm chủng đầy đủ. Trên toàn thế giới, hơn 13% dân số đã được tiêm phòng đầy đủ COVID-19, theo dữ liệu do Google tổng hợp.

Giám sát an toàn vaccine vẫn tiếp tục đối với tất cả các loại vaccine trên toàn thế giới. Các cơ quan y tế tiếp tục khuyến khích những người được tiêm vắc xin COVID-19 báo cáo bất kỳ tác dụng phụ nào cho các bác sĩ. Hàng triệu người được tiêm chủng đã gặp phải các phản ứng phụ, bao gồm sưng, đỏ và đau tại chỗ tiêm. Sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, ớn lạnh và buồn nôn cũng thường được báo cáo. Tuy nhiên, đối với bất kỳ loại vaccine nào cũng vậy, không phải ai cũng sẽ phản ứng theo cùng một cách. Nhiều người đã báo cáo họ không gặp phải các phản ứng phụ sau khi tiêm chủng. Điều này có nghĩa là họ không được bảo vệ chống lại SARS-CoV-2? Không có mối tương quan trực tiếp giữa tác dụng phụ và khả năng bảo vệ của vaccine.

Các chuyên gia tuyên bố rằng việc có hay không xuất hiện tác dụng phụ đều cho thấy khả năng miễn dịch. Không có mối tương quan trực tiếp giữa tác dụng phụ và khả năng bảo vệ. Dữ liệu từ các thử nghiệm vaccine mRNA COVID-19 hai liều - Pfizer-BioNTech và Moderna - chỉ ra rằng chúng có hiệu quả  phòng ngừa bệnh trên 90%. Dưới 10% những người được tiêm chủng đầy đủ có thể có một phần hoặc không có khả năng bảo vệ. Do cách thức hoạt động của vaccine - bằng cách thúc đẩy cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch chống lại mầm bệnh mục tiêu - những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương có thể không tạo được miễn dịch hoàn toàn hoặc thậm chí một phần đối với SARS-CoV-2. Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc ức chế miễn dịch và một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư, cũng có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả của vaccine COVID-19.

Xét nghiệm kháng thể có thể cho chúng ta biết điều gì?

Một số nhà khoa học đã gợi ý rằng xét nghiệm kháng thể có thể giúp đánh giá liệu vaccine COVID-19 có thúc đẩy khả năng miễn dịch đối với loại coronavirus mới hay không. Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) gần đây đã đưa ra một tuyên bố nói rằng “không nên sử dụng các xét nghiệm kháng thể để đánh giá mức độ miễn dịch hoặc bảo vệ của một người khỏi COVID-19 bất kỳ lúc nào, và đặc biệt là sau khi người đó được tiêm chủng vaccine COVID-19. Mặc dù xét nghiệm kháng thể có vẻ là một cách hợp lý để xác định xem một người đã phát triển kháng thể đối với SARS-CoV-2 hay chưa, kết quả xét nghiệm dương tính không nhất thiết chỉ ra rằng một người sẽ không phát triển COVID-19. FDA lo ngại rằng xét nghiệm kháng thể có thể dẫn đến một thái độ thoải mái hơn trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa chống lại sự lây nhiễm với loại coronavirus mới. Do đó, điều này có thể dẫn đến làm gia tăng sự lây lan của SARS-CoV-2. Chuyên gia cho biết chưa có một mối tương quan nào về khả năng miễn dịch đối với SARS-CoV-2 giống như chúng ta có đối với các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine khác. Và chúng ta phải nhớ rằng các xét nghiệm huyết thanh COVID-19 có sẵn, trong đó có nhiều xét nghiệm và có thể khác nhau về mục tiêu / đặc điểm hiệu suất, không được thiết kế để chỉ ra 'khả năng miễn nhiễm' với sự tái nhiễm mà thay vào đó để chỉ ra liệu một cá nhân có gắn kết đáp ứng miễn dịch với virus hay không. Liệu phản ứng miễn dịch đó có đủ cho khả năng miễn dịch lâu dài hay không không phải là điều mà các xét nghiệm này có thể cho chúng ta biết một cách dứt khoát vào thời điểm này.

Thông thường, mất 2 tuần sau khi tiêm liều thứ hai của vaccine Pfizer-BioNTech hoặc Moderna và 2 tuần sau khi tiêm liều duy nhất của Johnson & Johnson, cơ thể mới xây dựng khả năng bảo vệ chống lại SARS-CoV-2. Trong thời gian này, vẫn có khả năng bạn mắc COVID-19. Chuyên gia nói thêm, sự gia tăng hiện nay về các trường hợp COVID-19, chủ yếu xảy ra ở những người chưa được tiêm chủng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm phòng vaccine COVID-19

Bình luận
Tin mới
  • 21/04/2025

    Chế độ ăn uống phòng và điều trị hạ đường huyết

    Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng và điều trị hạ đường huyết hiệu quả.

  • 21/04/2025

    Lưu ý quan trọng khi chọn sữa cho trẻ

    Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ đặt ra trong những năm đầu nuôi con là: "Con tôi nên uống loại sữa nào và vào thời điểm nào?". Từ giai đoạn sơ sinh đến khi cai sữa và chuyển sang chế độ ăn thông thường, vai trò của sữa trong chế độ dinh dưỡng của trẻ thay đổi đáng kể theo từng giai đoạn phát triển.

  • 21/04/2025

    Ảnh hưởng của I-ốt đến chức năng tuyến giáp

    Chức năng tuyến giáp có liên quan chặt chẽ với dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Các vi chất dinh dưỡng như i-ốt, selen, sắt, kẽm, đồng, magiê, vitamin A và vitamin B12 ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và điều hòa hormon tuyến giáp trong suốt cuộc đời. Do vậy, những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến những thay đổi trong chức năng tuyến giáp.

  • 20/04/2025

    Nhận thức đúng về thực phẩm giải nhiệt mùa hè

    Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác

  • 20/04/2025

    6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa

    Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

  • 20/04/2025

    7 loại thực phẩm cay giúp chống ngạt mũi và đau đầu do viêm xoang

    Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !

  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

Xem thêm