Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biến thể delta và trẻ em: những điều cha mẹ cần biết

Biến thể delta của virus corona đang tiếp tục lan rộng, nên càng ngày càng có nhiều người quan tâm về ảnh hưởng của biến thể này đối với sức khoẻ trẻ em vì đây là đối tượng đa phần chưa được tiêm chủng.

Trong phần lớn thời gian của đại dịch COVID-19, trẻ em được coi là đối tượng nguy cơ thấp. Tại Mỹ, có khoảng hơn 4 triệu trẻ em bị nhiễm COVID-19, đa số đều là những ca nhẹ, hiếm khi dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, đang ngày càng có nhiều báo cáo về việc trẻ em phải vào khoa chăm sóc tích cực và số lượng trẻ em bị chẩn đoán nhiễm COVID-19 tăng lên. Tuy nhiên, dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ gợi ý rằng, tỷ lệ nhập viện và nguy cơ mắc các biến chứng nặng thật ra không tăng lên ở trẻ em. Cùng lúc đó, các chuyên gia về bệnh nhiễm khuẩn cũng không ngạc nhiên khi thấy các ca bệnh ngày càng gia tăng ở trẻ em Mỹ do có hàng triệu trẻ chưa được tiêm chủng và nhiều trẻ đã quay lại các hoạt động thường ngày như cắm trại và trường học. Cách hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ em chưa đủ điều kiện tiêm vaccine là người lớn cần được tiêm vaccine. Mặc dù biến thể delta đang gây ra nhiều nỗi sợ hãi trên toàn thế giới, nhưng các chuyên gia cho rằng, kể cả với biến thể này, thì trẻ em vẫn là nhóm nguy cơ thấp, ít mắc phải các biến chứng của COVID-19 và ít có khả năng lây truyền bệnh cho người khác hơn.

Nguy cơ không tăng lên đối với biến thể delta

Delta là biến thế có khả năng lây nhiễm cao hơn và dự đoán sẽ gây ra các đợt bùng phát dịch lớn ở các khu vực có tỷ lệ tiêm vaccine thấp. Do rất nhiều trẻ em không được tiêm vaccine, nên trẻ vẫn rất dễ bị nhiễm virus. Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ vẫn có nguy cơ gặp phải các biến chứng nặng do COVID-19, mặc dù nguy cơ này rất thấp. Dữ liệu mới nhất chỉ ra rằng trẻ em chiếm khoảng 1.3-3.6% tổng số ca nhập viện vì COVID-19, và có khoảng 0.1-1.9% tổng số ca nhiễm COVID-19 ở trẻ em sẽ dẫn đến việc phải nhập viện. Mặc dù biến thể delta khá nguy hiểm, nhưng tỷ lệ nhập viện ở trẻ em không tăng lên, do vậy, trẻ vẫn có nguy cơ nhiễm COVID-19 thấp. Một số lượng nhỏ trẻ em có thể vẫn sẽ phát triển các biến chứng như hội chứng viêm đa hệ cơ quan hoặc bị nhiễm COVID-19 trong thời gian lâu hơn.

Khi các biến chủng nguy hiểm như biến chủng delta trở nên lây nhiễm cao hơn, thì sẽ dẫn đến số lượng trẻ nhập viên cao hơn một cách tự nhiên, tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ nhập viện do COVID-19. Tỷ lệ nhập viện còn phụ thuộc rất nhiều vào bệnh lý nền của trẻ. Cũng như người lớn, trẻ em cũng sẽ có thể mắc một số bệnh lý nền làm tăng nguy cơ mắc biến chứng của COVID-19. Tuy nhiên, các bệnh lý nền của trẻ đa số sẽ không nghiêm trọng và biểu hiện cũng sẽ tương tự như việc nhiễm virus đường hô hấp, do vậy, có thể nhiều bậc cha mẹ sẽ cho trẻ nhập viện khi gặp các triệu chứng này, nhưng trên thực tế không phải là các triệu chứng của nhiễm COVID-19. Nếu con bạn là một đứa trẻ khoẻ mạnh, không mắc bệnh lý nền nào, thì cha mẹ có thể tiến hành đánh giá nguy cơ và dễ dàng xác định được liệu các triệu chứng xuất hiện ở trẻ có phải do COVID-19 hay không. Tuy nhiên, nếu con bạn có các bệnh lý nền, ví dụ như đã từng phẫu thuật tim bẩm sinh và phải đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, thì nên cẩn thận và cho trẻ nhập viện/gặp bác sĩ để được lượng giá các nguy cơ và triệu chứng.

Tiêm chủng để bảo vệ trẻ em không được tiêm

Các bằng chứng chỉ ra rằng các trường hợp nhiễm COVID-19 ở trẻ em đã có dấu hiệu giảm xuống ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao. Do vậy, cách hiệu quả nhất để bảo vệ sự an toàn của trẻ là tăng số lượng người lớn được tiêm chủng để làm giảm sự lây lan của virus corona trong cộng đồng. Do vậy, nếu bạn đủ điều kiện nhưng chưa được tiêm chủng, hãy đăng ký tiêm chủng ngay. Hàng triệu liều vaccine đã được tiêm hàng ngày trên toàn thế giới và chúng ta đều biết vaccine an toàn và hiệu quả. Trong thời gian tới, các loại vaccine phù hợp với trẻ em sớm sẽ được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, từ giờ cho tới lúc đó, vẫn nên thận trọng với các triệu chứng ở trẻ, đặc biệt là tại các khu vực đã được  nới lỏng giãn cách và trẻ em bắt đầu quay trở lại trường học.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tại sao phải tiêm đủ hai liều vaccine Covid-19?

PGS. TS. Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm