Những nghiên cứu hiện tại
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), hướng dẫn chế độ ăn uống cho người trưởng thành xác định rằng một lượng rượu vừa phải là khoảng tối đa 2 ly tiêu chuẩn mỗi ngày đối với nam giới và 1 ly tiêu chuẩn mỗi ngày đối với nữ giới. Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa kiểm tra đầy đủ các tác động của việc uống nhiều rượu hoặc uống quá chén đối với hiệu quả của vaccine COVID-19. Tuy nhiên để đảm bảo tính an toàn, các chuyên gia vẫn khuyến nghị nên tránh tăng lượng rượu sử dụng trong vài ngày đầu sau khi tiêm chủng.
Vậy là có thể uống rượu sau khi tiêm phòng COVID-19 không?
Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ về việc uống rượu có ảnh hưởng đến phản ứng với vaccine của cơ thể hay không, và nếu có – thì như thế nào. Vaccine COVID-19 được chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp phải trải qua các thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt để đánh giá độ an toàn trước khi được cấp phép. Tuy nhiên, những thử nghiệm này không kiểm tra xem liệu rượu có ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine hay không.
Hiện tại, một số chuyên gia cho rằng việc uống rượu ở mức độ vừa phải sau tiêm sẽ không làm thay đổi hiệu quả của vaccine. Một vài thử nghiệm trên động vật bao gồm khỉ, chuột, và cả thử nghiệm trên người đã tìm thấy một số bằng chứng cho việc uống rượu ở mức độ vừa phải có liên quan đến khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch, và có thể là sức khỏe miễn dịch. Dẫu vậy, vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để hỗ trợ cho những kết quả này được chính xác, tin cậy hơn.
Để an toàn, các chuyên gia cho rằng tốt nhất là nên không nên tăng lượng rượu uống hàng ngày – tức là không uống nhiều hơn mức vừa phải/hoặc giảm, không uống rượu ít nhất vài ngày sau khi tiêm vaccine là tốt nhất. Theo báo Reuter, các quan chức y tế của Nga đã đưa ra cảnh báo vào hồi tháng 12 năm 2020 rằng những người tiêm vaccine Sputnik-V của nước này nên tránh uống rượu trong 2 tuần trước khi tiêm mũi đầu tiên và trong 4 tuần sau khi tiêm mũi thứ hai, với lý giải được đưa ra là rượu có thể làm giảm khả năng hình thành miễn dịch của cơ thể đối với virus. Nhìn chung, nên tránh uống rượu trong 3 ngày sau mỗi mũi tiêm, và bất kể là loại vaccine nào đi chăng nữa.
Một số loại vaccine COVID-19, chẳng hạn như của hãng Johnson & Johnson và AstraZeneca, có khả năng liên quan đến một tình trạng được gọi là huyết khối xoang tĩnh mạch não (CVST) trong một số trường hợp cực kỳ hiếm gặp. CVST là tình trạng hình thành cục máu đông trong xoang não, và tình trạng này là là cực kỳ hiếm gặp. Trong một báo cáo của CDC vào hồi tháng 4, tính đến thời điểm hiện tại mới chỉ có 9 trường hợp gặp phải CVST được ghi nhận sau gần 200 triệu vaccine đã được sử dụng.
Theo các chuyên gia, rượu có ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của tiểu cầu, và điều này có thể làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu như CVST. Việc uống nhiều rượu kết hợp với tiêm vaccine COVID-19 có thể góp phần phát triển biến chứng hiếm gặp này, dù cần có các nghiên cứu hơn nữa trong tương lai để hiểu liệu có thực sự đúng là như vậy hay không.
Tổng kết
Một lượng rượu vừa phải không ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể với vaccine COVID-19. Tuy nhiên để an toàn nhất, các chuyên gia khuyên không nên tăng uống rượu trong thời gian này và tốt nhất: dừng việc uống rượu trong một thời gian sau tiêm. Việc giảm uống hoặc tránh uống rượu hoàn toàn có thể cải thiện phản ứng với vaccine của cơ thể cũng như tránh nguy cơ gia tăng khả năng gặp phải các biến chứng nguy hiểm, song vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu khoa học để chứng minh điều này là đúng.
Tham khảo thêm thông tin tại: Vaccine của Pfizer cho thấy hiệu quả giảm từ 96% xuống 84% sau 4 tháng tiêm mũi thứ 2
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.