Hiệu quả của vaccine Pfizer qua các thử nghiệm
Theo báo cáo mới đây từ hãng Pfizer và được đăng trên tạp chí khoa học BMJ, hiệu quả của vaccine Pfizer-BioNTech chống lại SARS-CoV-2 đạt cao nhất là 96,2% sau 07 ngày đến 02 tháng sau liều tiêm thứ hai, và sau đó giảm xuống còn 83,7% sau 04 tháng.
Theo các báo cáo trước đây cung cấp các dữ liệu mới nhất từ thử nghiệm lâm sàng ban đầu cho thấy, hiệu quả của vaccine giảm trung bình 6% cứ mỗi 02 tháng. Các nhà nghiên cứu đang tiến hành đánh giá hiệu quả của các thử nghiệm mũi tiêm tăng cường sau một khoảng thời gian dài. Theo đó, một loại vaccine được sử dụng làm mũi tiêm tăng cường ở Anh dự kiến sẽ được triển khai cho những người dễ bị nhiễm COVID-19 nhất từ tháng 9 năm 2021.
Nghiên cứu đánh giá
Khoảng 44.000 người trên 16 tuổi đã được tuyển chọn vào các thử nghiệm lâm sàng từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2020, bao gồm những người tham gia từ Mỹ, Argentina, Brazil, Nam Phi, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong số này, một nửa được tiêm vaccine Pfizer và một nửa được sử dụng giả dược (dung dịch nước muối sinh lý). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng bao gồm thêm khoảng 2200 người tham gia trong độ tuổi từ 12-15 tuổi tại 29 địa điểm tại Mỹ, được tuyển chọn từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021. Các đối tượng này cũng được phân bổ ngẫu nhiên vào 2 nhóm tiêm vaccine và giả dược theo tỷ lệ 1: 1.
Theo kết quả nghiên cứu, sau 07 ngày sau liều tiêm thứ hai, hiệu quả đã được quan sát thấy đạt 86-100% trên các nhóm đối tượng với các đặc điểm nhân khẩu học đa dạng, bao gồm tuổi tác, giới tính, chủng tộc/dân tộc và các yếu tố làm tăng nguy cơ từ COVID-19 – chẳng hạn như chỉ số khối cơ thể cao và các yếu tố khác bệnh đi kèm. Ngoài ra, vaccine cũng được báo cáo là có hiệu quả cao ở các khu vực địa lý khác nhau bao gồm Bắc Mỹ, Châu Âu, Nam Phi và Châu Mỹ Latinh.
Xem xét sự an toàn, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng một số tác dụng phụ bao gồm: giảm cảm giác thèm ăn, lờ đờ mệt mỏi, suy nhược, khó chịu, đổ mồ hôi ban đêm và chứng tăng tiết mồ hôi là những tác dụng phụ mới do vaccine gây ra. Nhìn chung, rất ít người tham gia gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc các tác dụng phụ dẫn đến việc phải rút lui khỏi nghiên cứu.
Trong thời gian bị làm mù (biện pháp kiểm soát không để các đối tượng tham gia biết các thông tin từ nghiên cứu) có kiểm soát, 15 người tiêm vaccine và 14 người sử dụng dược đã tử vong. Trong giai đoạn không làm mù, 03 trường hợp tiêm vaccine và 02 trường hợp sử dụng giả dược (ban đầu sử dụng giả dược nhưng đã được tiêm vaccine sau khi kết thúc thời gian làm mù) cũng đã tử vong. Tuy nhiên, các nhà điều tra kết luận rằng không ai trong số những trường hợp tử vong này được coi là có liên quan đến vaccine.
Theo các tác giả, cần lưu ý những hạn chế đối với nghiên cứu bao gồm cả việc không xem xét liệu vaccine có ngăn ngừa nhiễm trùng không triệu chứng hay không.
Tham khảo thêm thông tin tại: Vaccine COVID-19 của Oxford/ AstraZeneca: Hiệu quả và những lưu ý sau tiêm
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?