Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người mắc bệnh tim có nên tiêm vaccine COVID-19?

Người tiền sử bệnh tim có tiêm được vaccine COVID-19 không là băn khoăn của nhiều người.

Người tiền sử bệnh tim có tiêm được vaccine COVID-19 không là băn khoăn của nhiều người.

Biến chủng COVID-19 mới ảnh hưởng đến tất cả mọi người như nhau. Tuy nhiên, nó trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm hơn đối với những người mắc bệnh mãn tính từ trước. Bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 và mắc bệnh nền như tim mạch được chứng minh là nguy hiểm theo nhiều cách khác nhau. Được biết, số người chết do ngừng tim và đột quỵ sau nhiễm COVID-19 gia tăng.

Những người bị bệnh tim mạch phải chịu đựng những điều tồi tệ nhất trong đợt đại dịch này. Cho dù nói đến việc giải quyết các triệu chứng COVID-19 hay quản lý các biến chứng sau COVID-19, bệnh nhân tim luôn sống trong nỗi sợ hãi thường xuyên về vấn đề nhiễm virus nặng và nguy cơ đột tử. Cùng với nỗi sợ hãi là những nghi ngại và lầm tưởng về việc tiêm vaccine chủng ngừa COVID-19.

Người mắc bệnh tim có nên tiêm vaccine COVID-19? - 1

An toàn

Trong bối cảnh nguy cơ ngày càng tăng của các biến thể mới, các bệnh lây nhiễm đột phá làm dấy lên báo động, những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội nên tiêm phòng càng sớm càng tốt. Đối với người bị bệnh tim, việc tiêm phòng không chỉ an toàn mà còn cực kỳ cần thiết.

Về mức độ an toàn, vaccine COVID-19 an toàn cho tất cả các nhóm tuổi đủ điều kiện. Trong một tuyên bố hồi đầu năm nay, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cũng kêu gọi mọi người phù hợp với các tiêu chí đủ điều kiện nên tiêm vaccine COVID-19.

Tuyên bố có nội dung: “Là một tổ chức dựa trên khoa học cam kết công bằng y tế, chúng tôi vui mừng vì vaccine COVID-19 đã được phê duyệt để bảo vệ các cá nhân, những người thân yêu và cộng đồng của họ khỏi đại dịch. Đặc biệt, những người có các yếu tố nguy cơ tim mạch, bệnh tim, đau tim và những người sống sót sau đột quỵ nên tiêm phòng càng sớm càng tốt vì họ có nguy cơ nhiễm virus cao hơn nhiều so với những rủi ro sau khi tiêm vaccine”.

Tác dụng phụ

Cho dù bạn là người khỏe mạnh hay người mắc bệnh tim từ trước, tác dụng phụ của vaccine có thể không khác với bất kỳ ai. Sau khi tiêm vaccine COVID-19, sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu và đau khớp là điều thường thấy ở tất cả mọi người. Bạn cũng có thể bị đau cánh tay hoặc đau ở chỗ tiêm. Tuy nhiên, người bị bệnh tim nên tham khảo ý kiến bác sĩ và kiểm tra liên tục sau khi tiêm chủng.

Nguy cơ biến chứng

Cho đến nay, chưa có báo cáo nào về việc tăng nguy cơ biến chứng tim sau tiêm chủng. Những người bị bệnh tim mãn tính có nhiều nguy cơ bị đột quỵ và ngừng tim hơn nếu họ mắc COVID-19 và chưa được tiêm chủng. Vì vaccine làm giảm nguy cơ nhập viện và các bệnh lây nhiễm nặng, nên việc chủng ngừa sẽ chỉ cung cấp cho bạn sự bảo vệ chống lại virus.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cũng khuyến cáo rằng do nguy cơ nhiễm COVID-19 nặng hoặc nguy kịch, bệnh nhân mắc bệnh tim nên tiêm phòng sớm hơn so với dân số chung.

Người mắc bệnh tim có nên tiêm vaccine COVID-19? - 2

Thực hiện các biện pháp sau khi tiêm.

Cho dù bạn khỏe mạnh hay người bị bệnh tim, việc tiêm vaccine COVID-19 không có nghĩa là bạn an toàn tuyệt đối và không bị nhiễm virus nữa. Cần lưu ý rằng các trường hợp lây nhiễm đột phá đã gia tăng trong thời gian gần đây, do sự xuất hiện của các biến thể mới. Điều đó chứng tỏ giữ khoảng cách xã hội, đeo khẩu trang, giữ vệ sinh tay đúng cách và ở nhà là vô cùng quan trọng.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Hoạt động thể lực với người mắc bệnh tim mạch - Phần 1.

Theo VTC
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm