Trứng gà còn gọi kê đản. Theo Đông y, lòng trắng trứng (đản thanh) có vị ngọt, tính lương, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc. Lòng đỏ trứng (đản hoàng) vị ngọt, tính bình, vào tâm, tỳ, phế thận. Tác dụng tư âm nhuận táo, bổ huyết, dưỡng tâm an thần, chủ yếu do lòng đỏ. Trứng gà rất tốt cho người bị sốt nóng ho khan, khản giọng nuốt đau, đau mắt đỏ; Phụ nữ động thai; Sau đẻ hoa mắt chóng mặt suy nhược cơ thể; Kinh nguyệt không đều; Hội chứng lỵ cấp xuất huyết. Mỗi ngày nên ăn 1-2 quả, bằng cách nấu chín (luộc, chưng...). Sau đây là một số thực đơn chữa bệnh có trứng gà:
Canh trứng gà sa sâm: Sa sâm 15-60g, trứng gà 2 quả. Nấu dạng canh trứng, nêm gia vị thích hợp, ăn ngày 1 lần. Dùng tốt cho người bị đau nhức răng.
Canh trứng gà tề thái: Trứng gà 1 hoặc 2 quả, tề thái tươi 200g. Tề thái rửa sạch cắt ngắn, cho vào nồi thêm nước lượng tùy ý nấu thành canh. Khi rau chín nhừ, đập trứng gà, thêm gia vị, ăn ngày 1 lần. Món này thích hợp cho người bị lao thận đái máu đại thể.
Canh trứng gà tân di: Trứng gà 2 quả, tân di 9g, nấu thành canh, ăn ngày 1 lần. Dùng rất tốt cho người bị viêm mũi, viêm xoang.
Trứng gà hầm rượu, tam thất ngó sen: Trứng gà 2 quả, tam thất tán mịn 3g, nước ép ngó sen 200ml, rượu nhạt 150ml. Đập trứng vào thố đựng nước ngó sen rượu và tam thất, đun cách thủy, khuấy đều cho tới khi chín. Ăn ngày 1 lần. Món này thích hợp với người bị ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết dạ dày, ruột.
Trứng gà hấp hồ đào: Trứng gà 2 quả, hồ đào nhân (hạt óc chó) 10g, thêm gia vị liều lượng thích hợp. Trứng gà bỏ vỏ cho vào vào bát đánh; hồ đào nhân nghiền vụn, khuấy với trứng gà và một chút nước, đem chưng cách thủy, thêm gia vị thích hợp là được. Ngày ăn 1 lần, liên tục 5-7 ngày. Món này rất tốt cho người bị giảm tiết dịch gây khô kết mạc mắt nhìn mờ.
Sữa bò chưng lòng đỏ trứng: Trứng gà 2 quả loại bỏ lòng trắng lấy lòng đỏ, khuấy với sữa bò tươi (hoặc sữa mẹ) đun sôi là được. Món này rất tốt cho trẻ còn bú sốt nóng kinh giật.
Bột bạch cập đánh trứng gà: Trứng gà 1 quả, bột mịn bạch cập 5g. Đập trứng vào bát, cho bột bạch cập vào khuấy đều, chiêu với nước sôi. Dùng tốt cho người bị lao phổi ho đờm lẫn máu.
Trứng gà hầm bối mẫu: Trứng gà 1 quả, xuyên bối mẫu 5g, đường phèn 5g. Ở đầu to của trứng gà đâm 1 lỗ nhỏ, cho đường phèn và bối mẫu (đã tán vụn) vào, lắc đều, dùng giấy hồ nếp dán lại hấp trên nồi cơm vừa cạn nước. Mỗi ngày làm 1 lần, chia ăn 2 lần trong ngày, đợt dùng liên tục 3 ngày. Dùng tốt cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bị ho gà, ho do viêm khí phế quản.
Chè trứng gà ngân nhĩ: Trứng gà 2 quả, ngân nhĩ (bạch mộc nhĩ) 10g, sa sâm 15g, đường trắng lượng thích hợp. Nấu dạng chè, để nguội cho ăn. Dùng tốt cho người bị ho khan, sốt nóng ít đờm (lao phổi, giãn phế quản, viêm khí phế quản).
Chè trứng gà hạt sen: Trứng 1 quả, hạt sen 30g, đường 30g, rượu 30ml. Hạt sen nấu chín với đường, thêm rượu và đập trứng vào đun sôi, ăn trước khi đi ngủ. Món này thích hợp cho người bị bệnh lâu ngày, người cao tuổi, phụ nữ sau đẻ cơ thể suy nhược.
Trứng gà luộc hầm nước ngũ gia bì: Trứng gà 1 quả, ngũ gia bì 9g cùng cho nước nấu kỹ, bóc bỏ vỏ trứng, vớt bỏ bã thuốc, đun sôi đều là được. Ăn trứng và uống nước sắc. Dùng cho trẻ em chậm biết đi.
Kiêng kỵ: Không nên ăn nhiều trứng gây đầy bụng không tiêu. Không ăn trứng gà sống dễ gây rụng lông tóc, viêm nhọt.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Điều gì xảy ra nếu bạn ăn 3 quả trứng mỗi ngày?
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.
Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.
Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.