Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trẻ bị viêm họng sốt cao phải làm sao?

Trẻ bị viêm họng sốt cao thường do thay đổi thời tiết, độ ẩm cao, môi trường nhiều vi khuẩn, virus. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy, cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị sốt cao do viêm họng?

Trẻ bị viêm họng sốt cao nếu không điều trị đúng cách, kịp thời dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng sốt cao

Sốt là biểu hiện thường gặp ở trẻ bị viêm họng. Đây là tình trạng viêm niêm mạc họng xảy ra trong khoảng thời gian đột ngột.

Đa số những ca viêm họng cấp ở trẻ nhỏ là do các loại virus như: Cúm, sởi, Adenovirus… Ngoài triệu chứng ho, khản tiếng kéo dài thì khi mắc viêm họng, trẻ cũng có thể sốt cao khiến các bậc phụ huynh lo lắng. 

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày?

Các triệu chứng phổ biến của viêm họng ở trẻ bao gồm: Đột ngột sốt; Đau rát họng, nuốt đau, khản tiếng; Ho; Sổ mũi, nghẹt mũi…

Thông thường, trẻ chỉ sốt nhẹ và kéo dài khoảng 2 - 3 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, trẻ có thể sốt cao kéo dài tới 5 - 7 ngày, thậm chí là 10 ngày thì được cho là nguy hiểm và dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng, biểu hiện cho việc nhiễm trùng đã ở mức nặng như: Viêm phế quản, viêm phổi, viêm cầu thận, thấp khớp tim...

Bên cạnh đó, khi trẻ sốt cao trên 39 - 40 độ C thì có thể dẫn đến co giật, nếu không tìm cách hạ nhiệt ngay, nhịp tim tăng quá nhanh sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não, thậm chí gây tử vong.

Chăm sóc trẻ bị viêm họng sốt cao thế nào?

Có thể thấy, tình trạng viêm họng sốt cao ở trẻ có thể tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của trẻ, chăm sóc trẻ tại nhà theo hướng dẫn dưới đây:

Nên cho trẻ bị viêm họng ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa.

- Cho trẻ nghỉ ngơi, làm thông thoáng mũi, giữ ấm (đặc biệt là vùng cổ, ngực và bàn chân) khi trời lạnh.

- Cho trẻ ăn nhiều trái cây, uống nước cam, nước chanh… để bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng.

- Hướng dẫn trẻ súc miệng, súc họng thường xuyên bằng nước muối ấm, loãng.

- Nếu như trẻ bị sốt dưới 38,5 độ thì chưa cần dùng thuốc hạ sốt. Phụ huynh lấy nước ấm lau người, các vùng (trán, nách, bẹn, lòng bàn tay, lòng bàn chân) cho trẻ.

- Nếu trẻ bị viêm họng sốt cao trên 38,5 độ thì có thể dùng miếng dán hoặc thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng quy định.

- Quét dọn nhà cửa sạch sẽ, đảm bảo môi trường sống thoáng mát, không có bụi bẩn và nấm mốc để tránh trẻ bị viêm họng tái phát.

- Đặc biệt, cha mẹ không được tự ý mua kháng sinh về điều trị cho trẻ, vì không phải trường hợp viêm họng nào cũng có thể dùng kháng sinh. Hơn thế, việc sử dụng thuốc kháng sinh sai cách tiềm ẩn nguy cơ khiến hệ miễn dịch suy giảm. Cụ thể, kháng sinh tiêu diệt cả những lợi khuẩn trong hệ tiêu hoá và đường hô hấp trên, dẫn đến rối loạn tiêu hoá, làm hệ miễn dịch của trẻ vốn non nớt càng thêm suy giảm, tạo điều kiện cho viêm họng sốt cao quay trở lại.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì phụ nữ mang thai và cho con bú,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm mũi họng cấp ở trẻ em vào mùa lạnh: Nguyên nhân - triệu chứng và hướng dẫn chăm sóc.

Phạm Quỳnh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
Xem thêm