Dâu là quả mọng có vị chua ngọt, khả năng chống oxy hóa mạnh và không gây tăng đường huyết. Đây là trái cây có có lý cho nhóm người bị tiểu đường, chúng an toàn và phù hợp với chế độ dinh dưỡng.
Tất cả rau củ và trái cây, bao gồm dâu có lợi nhiều cho sức khỏe. Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy ăn 400 gram trái cây và rau hằng ngày có thể giảm nguy cơ bệnh tim, tiểu đường và ung thư.
Sau đây là các lợi ích của việc ăn dâu do trang web Y tế Medical News Today liệt kê:
1. Ngăn ngừa bệnh tim
Dâu có thể chống bệnh tim vì nó có chất polyphenol. Chất polyphenol rất có ích cho cơ thể.
Một nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy chất anthocyanin của dâu làm giảm tình trạng nhồi máu cơ tim (một dạng bệnh tim).
Chất flavonoid quercetin của dâu là một chất chống viêm tự nhiên có khả năng giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Chất xơ và kali của dâu cũng là chất có ích cho hệ tim mạch.
Một nghiên cứu vào năm 2011 cho thấy 4.069 milligram kali có thể giảm tình trạng tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ nhiều hơn so với một người chỉ tiêu thụ 1.000 mg kali.
2. Phòng ngừa đột quỵ
Một phân tích tổng hợp có các nghiên cứu tiếp cận chất quercetin, kaempferol và anthocyanin.
Nghiên cứu tổng hợp này xem xét mối quan hệ giữa các chất chống oxy hóa của dâu và nguy cơ đột quỵ.
Tuy nhiên, các tác giả yêu cầu người ăn không nên xem kết quả nghiên cứu theo nghĩa đen khi họ chú trọng vào ảnh hưởng của flavonoid hơn phản ứng trực tiếp từ người tham gia thí nghiệm.
3. Ung thư
Theo một nghiên cứu năm 2016, chất chống oxy hóa của dâu có thể chống gốc tự do. Nghiên cứu cho thấy chất này có thể khống chế sự tiến triển của tế bào u và giảm tình trạng viêm trong cơ thể.
Dâu và các loại trái cây tương tự có thể giúp giảm nguy cơ tiến triển của bệnh ung thư.
4. Giảm tình trạng cao huyết áp
Nhờ hàm lượng kali cao, dâu cũng là trái cây có ích cho người có nguy cơ bị cao huyết áp. Dâu giúp cơ thể bù đắp các mất mát do natri gây ảnh hưởng xấu lên cho cơ thể.
5. Táo bón
Ăn nhiều dâu, nho, dưa hấu và dưa lưới sẽ giúp cơ thể giữ được lượng nước và người ăn có thể đi vệ sinh thường xuyên.
Chất xơ là thành phần quan trọng giảm táo bón và giúp phân lỏng hơn.
6. Tiểu đường
Dâu là trái cây có ích cho người bị tiểu đường. Thành phần chất xơ đáng kể của dâu cũng giúp kiểm soát lượng đường huyết và giúp cho đường huyết ổn định.
Chất xơ có thể giúp người ăn có cảm giác no hơn sau khi ăn. Như vậy, người ăn có thể kiểm soát đường lượng glucose và tránh nguy cơ đường huyết tăng bất chợt (tránh ăn vặt).
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Căng thẳng thần kinh làm tăng nguy cơ vỡ tim.
Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.
Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?