Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tổng quan thông tin về cho con bú

Hãy tham khảo thêm các thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ được tổng hợp sau đây:

Liệu tôi có đủ sữa cho con bú?
Ngày đầu tiên sau khi sinh, ngực của bạn có thể tiết ra nguồn sữa non đầu tiên. Sữa non thường đặc, vàng và ít, đây là nguồn sữa quan trọng vì đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của con đồng thời cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất và miễn dịch quan trọng trong thời điểm đầu đời. Sữa non giúp đường tiêu hóa của bé phát triển và giúp bé sẵn sàng tiêu hóa nguồn sữa về sau hơn.
Hầu hết trẻ sơ sinh giảm cân trong 3 đến 5 ngày sau khi sinh, tuy nhiên tình trạng này không liên quan gì tới sữa mẹ.
Vì con bú nhiều nên ngực của bạn sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều sữa hơn. Các chuyên gia khuyến cáo nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng (không cho ăn thêm bất cứ thứ gì, kể cả nước trái cây hay nước thường). Nếu cho con uống sữa bột, ngực bạn sẽ tiết ra ít sữa hơn.
Cho con bú chưa tới 6 tháng cũng tốt hơn là không cho con bú tháng nào. Bạn cũng có thể cho con ăn dặm trước 6 tháng trong trường hợp thực sự cần thiết và vẫn nên tiếp tục cho con bú kéo dài đến 12 hoặc 24 tháng .
 
Tư thế cho con bú thích hợp nhất?
Tư thế tốt nhất cho bạn là tư thế mà bạn và con đều cảm thấy thoải mái, dễ chịu, bạn không phải lo giữ con khi cho con bú. Dưới đây là một số tư thế cho con bú phổ biến.
Tư thế cái nôi. Hãy đặt đầu con bạn vào khuỷu tay và cơ thể con áo vào người bạn. Áp bụng con vào cơ thể bạn để con cảm thấy được sự gần gũi và chắc chắn. Tay kia của bạn vòng qua người con để đỡ đầu và cổ - hoặc vòng qua chân để nâng phần hông của con.
 
Tư thế quả bóng. Đặt lưng con bạn theo chiều cánh tay để giữ con như thể giữ quả bóng, đỡ đầu và cổ trong lòng bàn tay bạn. Tư thế này tốt nhất nên áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là tư thế tốt nếu bạn đã phục hồi sau đợt sinh mổ và muốn bảo vệ phần bụng của bạn trước áp lực cân nặng của bé.
 
Tư thế nằm nghiêng. Tư thế này thích hợp khi cho con bú trên giường vào buổi tối. Nằm nghiêng cũng tốt nếu bạn đã phục hồi sau khi rạch âm hộ, vết rạch để mở cửa mình trong quá trình sinh hạ. Dùng gối kê dưới đầu bạn để thấy thoải mái. Sau đó ôm con vào lòng và dùng tay còn lại để nâng ngực và bầu vú tới miệng con. Khi con đã ngậm được ti, đỡ đầu và cổ con bằng tay rảnh để không phải đổi tay hoặc cảm thấy mỏi khi cho con bú.
 
Nếu có thắc mắc về việc cho con bú thì tìm trợ giúp ở đâu?
Hình ảnh bà mẹ cho con bú khiến việc này trở nên hết sức đơn giản – nhưng đa số phụ nữ vẫn cần trợ giúp và tư vấn. Tư vấn có thể đến từ y tá, bác sĩ, thành viên gia đình hoặc bạn bè, nó có thể giúp các bà mẹ vượt qua những khó khăn có thể gặp phải.
Hãy trò chuyện với bạn bè, gia đình và bác sĩ nếu có thắc mắc thêm.
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm