Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hen suyễn trong thai kỳ

Hen suyễn là vấn đề về sức khỏe khá phổ biến trong số phụ nữ mang thai, gồm cả những người chưa từng mắc bệnh này trước đó. Trong thai kỳ, hen suyễn không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn làm giảm oxy tới thai nhi.

Tuy nhiên phụ nữ bị hen suyễn vẫn có thể có thai và sinh con bình thường nếu chứng bệnh được kiểm soát tốt.
Hầu hết các phương pháp điều trị hen suyễn đều có thể áp dụng trong thai kỳ. Sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia nhận định việc dùng thuốc điều trị hen suyễn an toàn hơn rất nhiều so với việc không điều trị bệnh khi mang thai. Thai phụ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có được phương pháp điều trị an toàn nhất.
Nguy cơ tiềm ẩn nếu hen suyễn không được kiểm soát
Nếu chưa từng bị hen suyễn, thai phụ có thể không để ý thở ngắn hoặc thở khò khè trong thai kỳ là triệu chứng của bệnh hen suyễn. Ngay cả khi biết mình bị hen suyễn, có thể họ cũng không để tâm tới vài triệu chứng nhẹ.
Hen suyễn không được kiểm soát có thể dẫn tới một số nguy cơ về sức khỏe như cho mẹ như:
  • Huyết áp cao trong thai kỳ.
  • Tiền sản giật, chứng bệnh dẫn tới huyết áp cao và có thể ảnh hưởng tới nhau thai, thận, gan và não.
Nguy cơ cho thai nhi:
  • Thai nhi phát triển chậm một cách bất thường (chậm phát triển trong tử cung). Khi chào đời, bé thường nhỏ.
  • Sinh trước tuần thứ 37 của thai kỳ (sinh non)
  • Thai nhẹ cân
  • Tử vong ngay sau khi sinh (tử vong chu sinh)
Nếu kiểm soát tốt bệnh hen suyễn thì nguy cơ trên sẽ ít khi xảy ra.
Điều trị hen suyễn trong thai kỳ
Giống với bất cứ đối tượng nào bị hen suyễn, phụ nữ mang thai cũng cần lên kế hoạch ngăn chặn viêm nhiễm và kiểm soát căn bệnh này, chẳng hạn như ghi lại chuyển động của thai nhi. Thai phụ có thể theo dõi tần suất đạp bụng của con. Nếu tần suất hoạt động của con giảm, hãy liên hệ với bác sỹ hoặc xin trợ giúp khẩn cấp để được hỗ trợ.
Khi điều trị hen suyễn ở phụ nữ mang thai:
  • Chức năng phổi của thai phụ sẽ được theo dõi để đánh giá khả năng tiếp nhận oxy của thai nhi. Mức độ nghiêm trọng của hen suyễn thay đổi ở khoảng 2/3 phụ nữ trong thai kỳ, do đó, thai phụ nên đi khám hàng tháng để theo dõi các triệu chứng bệnh và chức năng của phổi. Bác sĩ sẽ dùng phế dung kế (spirometry) hoặc thiết bị do lưu lượng phổi (peak flow meter) để đo chức năng của phổi.
  • Chuyển động của thai nhi có thể được theo dõi trong 28 tuần.
  • Siêu âm để giám sát sự phát triển của thai nhi. Qua siêu âm, bác sĩ có thể kiểm tra sự phát triển của thai nhi khi thai phụ bị hen suyễn.
  • Cố gắng tránh hoặc kiểm soát mầm mống gây bệnh (như khói thuốc lá và mạt bụi) để không phải uống nhiều thuốc. Nhiều phụ nữ gặp các bệnh về mũi có liên quan tới tình trạng hen suyễn. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), căn bệnh phổ biến trong thai kỳ cũng có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn.
  • Một điểm quan trọng là tăng sức đề kháng với bệnh cúm. Thai phụ nên tiêm vắc-xin cảm cúm trong thời gian sớm nhất có thể, dù đang ở giai đoạn đầu, giữa hay cuối thai kỳ. Vắc-xin cúm có hiệu quả, an toàn cho thai kỳ và được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ mang thai.
 
Bình luận
Tin mới
  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

Xem thêm