Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nước ngọt có đường làm tăng hơn một phần ba nguy cơ bệnh tim

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Đại học Tim mạch Hoa Kỳ, một nửa dân số Mỹ uống nước ngọt có đường mỗi ngày dù đã có các bằng chứng tin cậy cho thấy uống nước ngọt có đường gây ra thừa cân và làm tăng nguy cơ bệnh tật.

Các loại đồ uống có đường dưới dạng xirô ngô cho thêm nhiều fructose hoặc đường mía (sucrose) là trọng tâm của một nghiên cứu toàn diện mới về cơ chế gây bệnh của fructose.
Nghiên cứu tuyên bố “cần nhanh chóng triển khai các chính sách y tế công cộng nhằm giảm thiểu việc tiêu thụ nước ngọt có đường.”
Có nhiều bằng chứng cho thấy uống nhiều hơn một lon nước ngọt có đường mỗi ngày có thể làm tăng cân và gây béo phì. Đó là vì lượng calo trong nước ngọt không làm bụng có cảm giác no, nên mọi người uống nước ngọt có đường cùng với thức ăn hàng ngày.
Các chất tạo ngọt như xirô ngô nhiều fructose làm từ tinh bột ngô được sử dụng rộng rãi ở Mỹ để thay thế cho sucrose trong thực phẩm và đồ uống. Mặc dù tiêu thụ đồ uống có đường đã giảm nhẹ trong 10 năm qua, chúng vẫn là nguồn bổ sung đường lớn nhất trong chế độ ăn uống ở Mỹ.
Cứ 4 người Mỹ thì có 1 người dùng ít nhất 200 calo trong nước ngọt có đường mỗi ngày. 5% dân số tiêu thụ hơn 500 calo trong nước ngọt có đường mỗi ngày – tương đương với bốn lon soda.
Nguy cơ bệnh tật được chứng minh
Các nhà nghiên cứu, đứng đầu bởi tiến sĩ Frank Hu, giáo sư về dinh dưỡng và dịch tễ học thuộc Trường Y tế Công cộng T.H. Chan Harvard ở Boston, Mỹ đã tiến hành phân tích dữ liệu về các nghiên cứu dịch tế học gần đây. Họ phát hiện thấy tiêu thụ một hoặc hai lon nước ngọt có đường mỗi ngày:
- Làm tăng 26% nguy cơ mắc tiểu đường type 2
- Làm tăng 35% nguy cơ đau tim hoặc bệnh tim gây tử vong
- Làm tăng 16% nguy cơ đột quỵ
Nhóm nghiên cứu cũng tìm hiểu cách thức fructose được chuyển hóa trong cơ thể và mối tương quan giữa fructose và tăng cân cùng với các chứng bệnh tim mạch và các quá trình trao đổi chất khác.
Không giống như glucose, được hấp thụ vào máu thông qua dạ dày-ruột để cung cấp năng lượng, fructose được chuyển hóa qua gan.
Ở gan, fructose được chuyển hóa thành các chất béo được gọi là chất béo trung tính có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ và kháng insulin – một yếu tố nguy cơ làm phát triển tiểu đường và bệnh tim mạch.
Fructose cũng có thể làm tăng axit uric trong máu, dẫn đến bệnh gút, một chứng viêm khớp gây đau.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng do fructose và glucose thường cùng có trong đồ uống có đường và thức ăn, nên khó mà giảm được tổng lượng đường tiêu thụ, đặc biệt dưới dạng đồ uống có đường.
Tiến sĩ Hu và nhóm của ông kết luận: “Mặc dù giảm tiêu thụ đồ uống đường chưa chắc có thể giải quyết hoàn toàn đại dịch béo phì, nhưng hạn chế tiêu thụ đường là một cách đơn giản có thể có tác động đáng kể lên việc kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa các bệnh tim mạch do trao đổi chất gây ra.”
Để thay thế nước ngọt có đường, nhóm nghiên cứu gợi ý nên dùng nước, cà phê hoặc trà. Họ khuyên người dân nên thận trọng khi dùng đồ uống có đường nhân tạo do tác động lâu dài của loại đồ uống này vẫn chưa được biết rõ.
Nhóm cũng kêu gọi cần có các can thiệp chính sách mạnh mẽ hơn để giảm tiêu thụ đồ uống có đường và dẫn chứng rằng Tổ chức Y tế Thế giới và Ủy ban Khuyến cáo Hướng dẫn Chế độ ăn Hoa Kỳ khuyến cáo đường bổ sung không được chiếm quá 10% tổng lượng calo tiêu thụ.
Tiến sĩ Hu hy vọng những thay đổi về ghi thông tin dinh dưỡng trên nhãn mác, ghi rõ lượng đường thêm vào và giá trị dinh dưỡng của chúng trong sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng thông thái hơn và giảm tiêu thụ các sản phẩm chứa đường hàng ngày. 
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm