Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Toàn bộ ưu - nhược điểm của việc ngủ chung với con các mẹ nên cân nhắc

Xem xét một cách toàn diện những ưu - nhược điểm của việc ngủ chung với con để xem có nên thay đổi thói quen này trong gia đình mình không nhé.

Nếu đứa trẻ chỉ mới được 6 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn, chúng nên được ngủ bên cạnh hoặc trong cũi cùng phòng với cha mẹ. Điều này đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ của hội chứng tử vong đột ngột của trẻ sơ sinh (SIDS) hay còn gọi là hội chứng tử vong khi ngủ ở trẻ.

Dưới đây là vài lợi ích và tác hại của việc ngủ chung với trẻ. Dành chút thời gian đọc để xem liệu nó có đúng không nhé.

Cha mẹ ngủ cùng trẻ sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong đột ngột trong đêm của trẻ.

Ưu điểm của việc ngủ chung

Lí do phổ biến nhất có lẽ là ngủ chung sẽ tiện cho trẻ bú vì khi chung giường các mẹ sẽ dễ cho con bú thường xuyên hơn. Cho con bú dễ dàng hơn cũng vì mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy việc trẻ đói sữa. Thậm chí trẻ cũng có thể tự bú trong lúc lơ mơ ngủ và sau khi bú chúng sẽ lại dễ dàng chìm vào giấc ngủ tiếp. Hơn nữa là mẹ ngủ chung với con cũng cò thể cho con bú lâu hơn.

Ngủ cùng trẻ mẹ sẽ dễ dàng cho trẻ bú thường xuyên dù trẻ có đang ngủ mơ màng đi chăng nữa.

Nhiều người lại cho rằng ngủ gật lúc cho trẻ bú khi nằm trên ghế sofa thì nguy cơ khiến trẻ mắc hội chứng tử vong đột ngột sẽ cực kì cao. Tuy nhiên, thực tế là khi bà mẹ cho con bú và ngủ chung với con sẽ không gây bất cứ nguy cơ tử vong đột ngột nào cả. Điều này chỉ đúng nếu cả bối mẹ đều tuân thủ đúng nguyên tắc ngủ chung với con như không được uống rượu, hút thuốc hay sử dụng các loại thuốc gây buồn ngủ.

Thậm chí đã có chứng minh chỉ ra việc giảm nguy cơ SIDS khi trẻ được ngủ với bố mẹ trong sáu tháng đầu. Ngủ chung với trẻ sẽ giúp các mẹ có thể trông nom trẻ dễ dàng. Nhiều ông bố bà mẹ còn coi ngủ chung như một cách tạo ra một mối liên kết tuyệt vời đối với con trẻ.

Ngủ cùng trẻ sẽ tạo ra những liên kết tình cảm yêu thương vô hình giữa trẻ và bố mẹ.

Nằm cạnh trẻ thì mẹ sẽ dễ dàng kiểm tra bất cứ lúc nào những dấu hiệu bất thường của trẻ, nhanh và kịp thời hơn nhiều so với để trẻ ngủ trong cũi. Nhiều trẻ còn gào khóc không ngủ khi không được ở gần bố mẹ hay phải ngủ trong cũi. Vì thế, ngủ chung là cách tuyệt vời để giúp trẻ ngủ nhanh và sâu giấc.

Nhược điểm của việc ngủ chung với trẻ

Mặc dù hội chứng SIDS khi ngủ chung với trẻ khá hiếm gặp nhưng nguy cơ mặc bệnh sẽ tăng cao nên bố hoặc mẹ làm những điều như:

- Uống rượu bia hoặc sử dụng nước uống có cồn trước khi ngủ.

- Hút thuốc dù là ở trong phòng hay trên giường.

- Sử dụng các loại thuốc có tính chất gây ngủ

Trong các trường hợp sau cha mẹ không nên cho con ngủ chung:

- Trẻ dưới 3 tháng tuổi

- Trẻ sinh non (sinh sớm hơn 37 tuần)

- Trẻ bị nhẹ cân (dưới 2,5kg)

Một trong số điều nguy hiểm nhất nữa là ngủ chung với trẻ trên ghế hay ghế sofa. Trong trường hợp này, nguy cơ hội chứng SIDS tăng rất nên tốt nhất là không nên mạo hiểm ôm trẻ gật gù trên ghế trong phòng khách để tránh những tai nạn đáng tiếc. Vì thể nếu cảm thấy buồn ngủ thì tốt hơn hết mẹ nên bế trẻ vào giường ngủ.

Ngủ chung với những trẻ quấy khóc hay giẫy đạp lúc ngủ cũng là một sự khó khăn. Bố và mẹ cần tập làm quen vì cả hai sẽ có thể khó mà ngủ được ngon giấc như khi để trẻ ngủ riêng. Khi trẻ đã quen ngủ với bố mẹ thì chúng sẽ dễ bị khó ngủ khi bố mẹ để chúng ngủ với họ hàng hay người trông trẻ.

Việc trẻ quấy khóc lúc ngủ luôn làm đau đầu các bậc cha mẹ.

Biến giường của bố mẹ thành giường của trẻ nhỏ là cả một quá trình dài và có thể khó khăn, điều này cũng phụ thuộc vào độ tuổi cũng như khoảng thời gian trẻ ngủ cùng bố mẹ.

Hơn thế nữa, ngủ chung với trẻ có thể gây ảnh hưởng tới chuyện chăn gối của hai vợ chồng. Nên các ông bố bà mẹ cần phải cân nhắc kỹ càng để tìm ra phương án phù hợp nhất cho cả trẻ và bố mẹ nhé!

Lam Phương - Theo Ttvn/Afamily
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm