Mỗi năm tại Mỹ có khoảng 3.500 trẻ tử vong có liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ, bao gồm cả hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS). Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), số lượng các ca tử vong ở trẻ sơ sinh giảm đi một cách đáng kể từ những năm 1990, sau khi một chiến dịch quốc gia tại Mỹ về việc đảm bảo an toàn khi ngủ cho trẻ nhấn mạnh đến việc nên để trẻ ngủ trong tư thế nằm ngửa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ sơ sinh đột tử lại đang có xu hướng giảm chậm và chững lại, và tỷ lệ tai nạn ngạt và nghẹt thở ở trẻ nhỏ trong khi ngủ lại tăng tới 21,4 ca tử vong/100.000 trẻ năm 2014.
Trẻ sơ sinh nên nằm gần cha mẹ
Trẻ sơ sinh nên nằm cùng phòng với cha mẹ, nhưng không cùng giường với cha mẹ, để làm giảm nguy cơ mắc phải hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS). Đây là hướng dẫn mới nhất của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ.
Khuyến cáo này nói rằng, trẻ sơ sinh nên được ngủ cùng phòng với cha mẹ ít nhất là trong 6 tháng đầu đời và lý tưởng nhất là trong suốt 1 năm đầu tiên sau khi sinh. Việc này có thể sẽ làm giảm nguy cơ mắc phải hội chứng chết đột ngột đi khoảng 50%, theo như lời của các tác giả đưa ra hướng dẫn này.
“Ngủ cùng phòng đem đến rất nhiều lợi ích cho trẻ” Bác sỹ Paul Jarris tại Trung tâm March of Dimes cho biết. Nguyên nhân là vì trẻ có thể luôn ở trong tầm kiểm soát của cha mẹ, và việc ngủ chung phòng sẽ đem lại nhiều thuận tiện trong việc chăm sóc, dỗ dành và cho trẻ ăn hơn, đặc biệt và vào ban đêm. Vì trẻ ở gần cha mẹ, nên cha mẹ có thể sẽ phát hiện sớm hơn bất cứ một dấu hiệu bất thường nào của trẻ, chẳng hạn như việc bị lạnh quá, nóng quá, hay bị các vật chèn ép. Điều này giảm đáng kể các yếu tố nguy cơ gây nên hội chứng SIDS.
Tuy nhiên, một điều khác, quan trọng hơn, đó là mặc dù ngủ chung phòng, nhưng trẻ vẫn cần có khu vực ngủ riêng, ví dụ như trong nôi hoặc trong cũi riêng biệt với giường của cha mẹ. Không bao giờ được để trẻ ngủ trên các bề mặt mềm và lún như ghế dài hoặc ghế tựa, các bác sỹ cảnh báo.
Hướng dẫn mới này cũng cảnh báo rằng, trẻ nhỏ cũng không nên ngủ cùng một giường với cha mẹ. Trẻ chỉ cần ở cùng giường với mẹ mỗi khi được cho bú trong đêm, ngoài khoảng thời gian này ra, trẻ nên được ngủ trong nôi hoặc cũi riêng của mình. Theo các tác giả hướng dẫn, thì “việc cho con bú cũng có thể giảm tới 70% nguy cơ mắc phải hội chứng SIDS”.
Ngoài ra, bởi vì rất nhiều bà mẹ thường buồn ngủ và đôi khi là ngủ quên khi đang cho con bú trên giường, nên Viện Nhi khoa Hoa Kỳ cũng đưa ra lời khuyên là không nên để các loại gối, chăm mềm và các thứ đồ mềm lún khác trên giường của cha mẹ, vì những thứ đồ này có thể sẽ khiến trẻ bị ngạt thở (trong trường hợp mẹ ngủ quên khi đang cho bú).
Lời khuyên về an toàn giấc ngủ của trẻ nhỏ
Ngoài việc ngủ chung phòng và cho con bú mẹ, khuyến cáo của Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ về việc tạo ra môi trường ngủ an toàn cho trẻ còn bao gồm các chú ý sau:
Mặc dù nguy cơ mắc phải hội chứng SIDS cao nhất khi trẻ từ 1-4 tháng, nhưng các bằng chứng cho thấy, những vật, đồ chơi bằng bông mềm vẫn là một loại đồ chơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với cả những trẻ lớn tuổi hơn. Do vậy, việc loại bỏ các đồ chơi bông mềm khỏi giường ngủ của trẻ còn được khuyến cáo mở rộng cho trẻ đến 1 tuổi hoặc hơn nữa
Tuy nhiên, một chuyên gia nhi khoa nói rằng, việc ngủ chung phòng mà không chung giường với trẻ có thể sẽ rất khó chấp nhận với một số phụ huynh và đây có thể là một khuyến nghị gây ra nhiều tranh cãi nhất. Mỗi bậc cha mẹ lại có quan điểm khác nhau. Có người muốn trẻ sẽ ngủ trên giường mình, ngay bên cạnh mình, nhưng một số người khác sẽ muốn trẻ có phòng riêng để ngủ. Do vậy, bạn có thể thực hiện theo ý muốn của mình nhưng phải luôn chắc chắn rằng đã áp dụng các biện pháp an toàn cho giấc ngủ của trẻ.
Theo bác sỹ David Mendez, một chuyên gia về trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Nicklaus, Miami, Hoa Kỳ, thì ông lại quan tâm đến các vấn đề khác có liên quan đến hội chứng SIDS hơn, ví dụ như hút thuốc lá hoặc đệm quá mềm. “Nếu phòng ngủ của bạn có nhiều khói thuốc lá, thì bạn nên để trẻ có phòng riêng khi ngủ sẽ tốt hơn” – Mendez nói. Ngoài ra, theo Mendez thì việc cho trẻ ngủ trên đệm cứng, tránh xa các loại gối mềm và đồ chơi bằng bông sẽ là những việc làm đóng vai trò lớn hơn trong việc dự phòng hội chứng SIDS, so với việc ngủ chung phòng với trẻ.
Khuyến cáo này của Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ đã được đăng tải trực tuyến vào ngày 24/10/2016 trên tạp chí Nhi khoa (Pediatrics) và sẽ được công bố trong hội thảo thường niên của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ tại San Francisco.
Gần đây, một xu hướng mới mang tên "proffee" đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok. Tuy nhiên, liệu thức uống proffee có thật sự mang lại những lợi ích như nhiều người vẫn tin tưởng hay không?
Cùng với thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về mắt. Vì thuốc mỡ đi thẳng vào mắt nên có thể bắt đầu có tác dụng nhanh hơn nhiều so với thuốc uống.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu về các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa loãng xương hay không. Liệu chúng có phải là chìa khóa giúp xương chắc khỏe hơn không?
Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.
Mặc dù đứng trước những cáo buộc từ báo chí và cộng đồng mạng về việc chơi game có thể thúc đẩy các bạn trẻ, thanh niên dẫn đến bạo lực, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa chơi game và bạo lực. Tuy vậy WHO đã xếp chứng nghiện game là một dạng rối loạn tâm thần từ năm 2019. Vậy chúng ta có nên ngăn con cái chơi game không
Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...