Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phương pháp giảm đau không dùng thuốc khi sinh

Nhiều phụ nữ mang thai đang lo lắng về quá trình sinh đẻ. Liệu nó có thể đau đến mức nào? Ta có thể chế ngự được nó không? Có được sự chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn tự tin hơn khi ngày đó đến gần và sẽ tạo được trải nghiệm tích cực hơn.

Cơn đau xảy ra khi chuyển dạ bởi cơ tử cung co thắt và cổ tử cung giãn mở. Nó thường được miêu tả là cảm giác co rút dồn dập ở bụng, háng và thắt lưng, đôi khi lan tới các vùng bên và đùi. Nó có thể bắt đầu bằng cảm giác giống cơn đau bụng kinh và dần trở nên nhanh hơn, tùy thuộc vào mỗi người. Các cảm giác khác có thể bao gồm áp lực bàng quang, đại tràng và đáy chậu khi đầu đứa trẻ đang đi xuống.

Nhiều phụ nữ thường tìm các giải pháp can thiệp y tế, phổ biến nhất là gây tê ngoài màng cứng, là phương pháp tiêm gây tê cục bộ ở lưng để ngăn chặn cơn đau bằng việc làm tê cảm giác ở nửa dưới cơ thể. Trong khi nhiều người hài lòng với kết quả của phương pháp này, thì những người khác lại gặp khó khăn khi rặn đẻ cũng như tác dụng phụ của việc gây tê ngoài màng cứng, chẳng hạn như nôn mửa và run rẩy. Ngoài ra còn có nguy cơ tụt huyết áp và đau đầu nặng (hiếm gặp) nếu dịch cột sống bị rò rỉ, cũng như đi tiểu khó khăn, đau lưng và các biến chứng rất hiếm khác. Đứa trẻ có thể sẽ gặp khó khăn khi bú sữa mẹ hoặc khó thở, mặc dù nghiên cứu về điều này vẫn chưa có kết quả chắc chắn.
Vậy còn những lựa chọn khác không? Sinh đẻ tự nhiên không có nghĩa thiếu sự chuẩn bị. Những kĩ thuật sau, nếu được thực hành trước khi chuyển dạ, sẽ cực kì hữu ích để chế ngự cơn đau đối với những phụ nữ muốn sinh đẻ mà không có sự can thiệp về thuốc. 

Phương pháp Lamaze

Kĩ thuật Lamaze là một trong những phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất tại Mỹ để chế ngự cơn đau trong khi sinh đẻ. Thường phương pháp này được dạy trong các tiết giáo dục sinh nở tại bệnh viện. Lớp Lamaze giảng về triết lý rằng sinh đẻ là chuyện bình thường, tự nhiên và lành mạnh. Một người hướng dẫn có chứng chỉ sẽ dạy các phụ huynh sắp lên chức bằng các kĩ thuật thư giãn, các phương pháp  ứng phó về thể chất, các bài tập thở và phân tán tư tưởng sẽ  giúp bạn quên đi cơn đau phần nào. Lớp học cũng hướng dẫn học viên lựa chọn hình thức giáo dục, bao gồm tìm người chăm sóc sức khỏe và điều kiện sinh nở phù hợp. Đối với can thiệp y tế để giảm đau, kĩ thuật Lamaze khuyến khích phụ nữ đưa ra quyết định sau khi tham khảo kĩ lợi ích.

Phương pháp Bradley

Phương pháp Bradley cũng thường được gọi là ‘Husband-Coached Birth’, với mục tiêu coi người chồng như là một huấn luyện viên sinh nở. Nó có phương pháp tiếp cận toàn diện đối với sức khỏe tiền sản tổng quát bao gồm dinh dưỡng và tập luyện lành mạnh. Đối với sinh nở, phương pháp Bradley bao gồm việc thư giãn, kĩ thuật thở sâu cùng với khả năng tự nhiên của cơ thể sẽ chế ngự cơn đau, thay vì dùng thuốc. Nó cũng khuyến khích các lựa chọn kiểm soát cơn đau thay thế chẳng hạn thôi miên, yoga, thiền, đi bộ và mát xa. Thời lượng tiêu chuẩn của khóa học là 12 tuần, bao gồm tập huấn cơ bản về sinh nở.

Thôi miên khi sinh

Thôi miên khi sinh là phương pháp hướng đến loại bỏ nỗi sợ sinh đẻ và tạo ra môi trường thư giãn bằng việc tự thôi miên và dẫn dắt bởi đối tác. Nó làm tối ưu kĩ thuật thở, khả năng tưởng tượng theo hướng dẫn, hình dung, đếm và phát âm, tất cả sẽ thực hành qua chuỗi các buổi học, đĩa CD hướng dẫn và lời dẫn được đọc bởi đối tác hoặc người hỗ trợ sinh nở. Nó cho phép bà mẹ ở trong trạng thái thiền thôi miên, nhận biết và đối phó với co thắt hơn là chối bỏ hoặc sợ hãi, nhưng vẫn có thể dễ dàng thoát khỏi trạng thái nếu có nhu cầu phát sinh.  Phụ nữ chuyển dạ thường xuyên luyện tập thôi miên khi sinh đẻ sẽ trông trái ngược so với hình ảnh la hét, đau đớn khi sinh được khắc họa trên phim. Nhiều bác sĩ miêu tả quá trình đó tĩnh lặng và nội tại. Phương pháp này lý tưởng đối với phụ nữ thường xuyên thiền nhưng cũng có thể được sử dụng với mọi đối tượng. Lớp tập huấn sinh nở có thể cần thiết để bổ sung, phụ thuộc chương trình giáo dục của từng lớp cụ thể.

Nếu bạn còn đang không chắc chắn về lựa chọn nào phù hợp với mình, trò chuyện với mẹ về trải nghiệm sinh nở, và nhờ bác sỹ hoặc chuyên gia sản phụ khoa đưa ra lời khuyên.  

Bình luận
Tin mới
Xem thêm