Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hồi phục tâm lý và thể chất sau sinh

Có thể bạn đã lên một danh sách dài những dự định cần hoàn thành trong thời gian nghỉ thai sản. Tuy nhiên, bạn nhận ra rằng mình quên mất một điều: đó không phải là một kì nghỉ. Thay vào đó, đó là thời gian để hồi phục, để hiểu hơn về con bạn và học cách làm mẹ. Bạn có thể quên những điều khác nhưng đừng quên ba điều trên.

Quá trình hồi phục rất quan trọng. Cơ thể bạn vừa trải qua một sự thay đổi lớn trong 9 tháng qua; đừng kì vọng nó trở về bình thường trong chốc lát. Trong khi xã hội của chúng ta thường cho rằng phụ nữ “hồi phục” sau 6 - 12 tuần – khi họ đã có thể sinh hoạt tình dục và trở lại làm việc – thì nhiều người mất tới 9 tháng tiếp theo để trở lại bình thường.

Vậy nên hãy thư giãn và làm theo những gợi ý sau:

  • Đi ngủ khi trẻ đã ngủ. Vài tháng đầu làm mẹ gần như là quãng thời gian mệt mỏi nhất. Đừng nên tranh thủ hoàn thành các việc khi trẻ ngủ. Dần dần, khi bạn đã lấy lại được sức lực, bạn có thể giữ tỉnh táo lâu hơn.
  • Cố gắng ra khỏi nhà mỗi ngày. Dù đôi khi chỉ là đi bộ vài vòng quanh nhà. Ánh nắng và không khí trong lành sẽ giúp bạn cảm thấy yêu đời.
  • Chia sẻ việc nhà và hài lòng với cuộc sống hơn. Nhờ chồng, người thân, bạn bè giúp đỡ nấu nướng, dọn dẹp và trợ giúp nếu cần. Đừng quá đặt nặng việc nhà cửa phải tuyệt đối sạch sẽ tươm tất.
  • Chăm sóc cẩn thận vùng đáy chậu. Nếu vùng đó bị rách khi sinh hoặc phải cắt tầng sinh môn, giữ vệ sinh sạch sẽ, dùng nước ấm để rửa hoặc ngâm vùng chậu không chỉ giúp làm sạch mà còn làm dịu vết đau. Bạn có thể giảm sưng tấy bằng túi nước đá hoặc miếng đệm nước làm lạnh.
  • Ăn uống đúng cách. Tức là khẩu phần ăn lành mạnh như khi còn đang mang thai và kiêng rượu nếu đang cho con bú.
  • Chú ý các dấu hiệu bất thường. Nếu bạn đột nhiên chảy máu lại, nhiễm trùng sốthoặc cảm thấy đau vùng chậu, hãy gọi ngay cho bác sỹ. .

Cảm thấy xuống tinh thần

Cảm giác ủ rũ sau sinh (baby blues) không phải là không có thật. Sau khi cơn mệt mỏi sau sinh đi qua thì cơn mệt mỏi của quá trình làm mẹ - cùng với việc ngủ ít hơn – lại tới (với sự đóng góp của sụt giảm hormone), làm bạn xuống tinh thần, khóc lóc, trầm cảm. Điều này hoàn toàn bình thường và thường biến mất trong vòng 10 ngày.

Nếu cảm giác ủ rũ vẫn tồn tại thậm chí nặng hơn, có thể bạn đang bị trầm cảm sau sinh. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Cảm thấy bồn chồn, cáu kỉnh, lo âu
  • Không còn thoải mái và hài lòng với cuộc sống
  • Không ăn ngon miệng
  • Ít sức sống và động lực (không liên quan đến thiếu ngủ)
  • Gặp vấn đề với giấc ngủ hoặc thức dậy quá sớm vào buổi sáng.
  • Cảm thấy vô dụng, vô vọng hoặc có lỗi
  • Cảm thấy không muốn sống
  • Ít quan tâm đến đứa trẻ
  • Sụt cân hoặc tăng cân không lý do

Nếu bạn có vài triệu chứng trên trong hơn một tuần hoặc 2 tuần, hãy hỏi bác sỹ hoặc trao đổi với người thân để tìm sự trợ giúp kịp thời.

Trầm cảm sau sinh không phải là một quá trình bình thường. Sự hỗ trợ của những người xung quanh, các liệu pháp tâm lý, yoga và thiền thông thường sẽ giúp bạn hồi phục. Tuy nhiên, đôi khi bạn phải cần đến sự điều trị của các bác sỹ . Hãy nhờ đến sự giúp đỡ nếu bạn cảm thấy cần.

Bình luận
Tin mới
Xem thêm