Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tìm hiểu về các loại bớt hay gặp trên da trẻ em

Chàm bớt là các vết có màu khác nổi bật trên da, thường xuất hiện ngay từ khi trẻ sinh ra hoặc một thời gian ngắn sau đó. Có nhiều loại bớt khác nhau và một vài trong số chúng khá phổ biến ở trẻ.

Các loại bớt hay gặp trên da trẻ em

Hai loại bớt bẩm sinh hay gặp nhất trên da trẻ đó là bớt mạch máu và bớt sắc tố.

Bớt mạch máu (thường có màu đỏ, hồng hoặc tím) hình thành do các mạch máu bất thường trong hoặc dưới da và bớt sắc tố (thường có màu nâu) là do các đám tế bào sắc tố trên da tạo thành. Bớt mạch máu thường xuất hiện ở phần đầu và cổ, chủ yếu trên mặt. Tuy nhiên, bớt có thể hình thành ở bất cứ đâu trên cơ thể. Nếu các mạch máu nông trên bề mặt da bị ảnh hưởng, vết bớt mạch máu sẽ có màu đỏ, tím hoặc hồng. Nếu các mạch máu nằm sâu, bớt sẽ có màu xanh lơ.

Bớt sắc tố lại thường tạo thành những vết có màu nâu hoặc màu đen rám trên da.

Bớt mạch máu

Dưới đây là một số dạng phổ biến nhất của bớt mạch máu.

Bớt đốm cá hồi (Salmon patch) hay còn gọi là vết cò mổ/ cắn (stork mark): là những đốm phẳng có màu đỏ hoặc hồng thường xuất hiện dưới mí mắt, cổ hoặc trán của trẻ ngay khi vừa sinh ra. Đây là dạng bớt mạch máu phổ biến nhất, chiếm gần 50% trong số các bớt ở trẻ sơ sinh. Hầu hết các loại bớt sẽ mờ dần trong vòng một vài tháng, tuy nhiên các bớt xuất hiện trên trán thường phải sau 4 năm mới biến mất. Bớt ở phần cổ sau cũng thường tồn tại khá lâu và nổi rõ trên da khi trẻ khóc.

U mạch máu ở trẻ sơ sinh (Infantile haemangioma)

Là một vết bớt lớn, hơi nổi trên bề mặt da, màu đỏ, có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể. Do có màu đỏ như trái dâu nên bớt này còn có tên gọi là “strawberry mark”. U mạch máu có thể nằm sâu dưới da, trong trường hợp này chúng có thể có màu xanh hoặc tím.

U mạch máu là một dạng bớt da khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, xuất hiện ở khoảng 5% trẻ sơ sinh. Kích thước của loại bớt này tăng lên nhanh chóng trong vòng 6 tháng đầu đời nhưng sẽ co dần lại và biến mất khi trẻ lên 7 tuổi. Những vết u mạch máu cực lớn tăng rất nhanh về kích thước đôi khi có thể ảnh hưởng đến thị lực hoặc việc ăn uống của trẻ sẽ cần thiết phải điều trị.

Vết bớt rượu vang đỏ (Port wine stain)

Là những vết phẳng có màu đỏ hoặc tím hồng xuất hiện ở khoảng 0,3% trẻ sơ sinh. Loại bớt này rất khác nhau về kích thước, từ vài milimet cho tới vài centimet. Bớt rượu vang đỏ thường chỉ có ở một bên cơ thể và thường xuất hiện trên mặt, ngực và lưng.

Bớt rượu vang đỏ khá nhạy cảm với nồng độ hormon trong cơ thể và thường biểu hiện rõ khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, khi mang thai và thời kỳ tiền mãn kinh. Phần lớn loại bớt này sẽ tồn tại vĩnh viễn và sậm màu dần theo thời gian.

Bớt sắc tố

Một vài trong số các dạng bớt sắc tố hay gặp nhất được miêu tả dưới đây.

Bớt cà phê sữa (Café-au-lait spot): là những đám có màu cà phê trên da. Trẻ thường có từ 1 – 2 bớt dạng này trên cơ thể, tuy nhiên nếu nhiều hơn 6 bớt xuất hiện cho tới khi trẻ lên 5 tuổi, hãy cho trẻ đi khám bác sỹ do đó có thể là dấu hiệu của bệnh u sợi thần kinh.

Bớt Mông cổ (Mongolian spot): là dát màu xanh xám hoặc màu bầm thường xuất hiện ở vùng lưng dưới, mông hoặc chân tay. Chúng xuất hiện khá phổ biến trên cơ thể của những người có làn da tối. Bớt Mông cổ có thể tồn tại tới vài tháng hoặc vài năm nhưng thường biến mất cho tới khi trẻ lên 4 tuổi. Loại bớt này hoàn toàn vô hại và không cần phải điều trị. Đôi khi chúng cũng bị nhầm lẫn với các vết bầm tím do va đập.

Nốt ruồi bẩm sinh (Congenital melanocytic naevi – CMN

Là những đốm có màu nâu hoặc đen thường có ngay khi trẻ sinh ra. Nốt ruồi là một dạng bớt da rất phổ biến và thường do sự phát triển quá mức của các đám tế bào sắc tố trên da. Hầu hết các nốt ruồi bẩm sinh sẽ nhỏ dần và khó trông thấy hơn theo thời gian, tuy nhiên chúng thường có màu sẫm hơn trong giai đoạn dậy thì, trở nên lồi hơn hoặc mọc lông trên nốt ruồi.

Chúng có đường kính từ dưới 1,5 cm tới tới hơn 20 cm. Nguy cơ nốt ruồi bẩm sinh phát triển thành ung thư da khá thấp, tuy nhiên nguy cơ này tăng tỷ lệ thuận với kích thước của nốt ruồi.

Nguyên nhân gây các vết bớt trên da

Hiện nay nguyên nhân gây nên các vết chàm/ bớt trên da trẻ vẫn chưa được biết chính xác, và yếu tố di truyền thường không phải là nguyên nhân chính. Như đã đề cập ở trên, vết bớt mạch máu hình thành do các mạch máu bất thường trong hoặc dưới da, trong khi bớt sắc tố lại do các đám tế bào sắc tố trên da.

Có ý kiến cho rằng bớt rượu vang đỏ là do các dây thần kinh kiểm soát sự co giãn của các mao mạch không thể thực hiện được chức năng của chúng, hoặc do không có đủ các dây thần kinh thực hiện chức năng đó. Điều đó có nghĩa là máu sẽ được cung cấp thường xuyên cho vùng da có vết bớt làm nó luôn luôn có màu đỏ hoặc hồng tím.

Bớt rượu vang đỏ đôi khi có liên quan đến một số hội chứng như Sturge-Weber (u mạch não thần kinh sinh ba) hay Kippel-Trenaunay (rối loạn hệ mạch máu bẩm sinh).

Liệu chàm bớt trên da có cần phải điều trị hay không

Hầu hết các vết bớt trên da đều vô hại và không cần thiết điều trị. Một số bớt sẽ mờ dần theo thời gian, tuy nhiên một số bớt như bớt rượu vang sẽ tồn tại vĩnh viễn nếu không được điều trị.

Trong một số trường hợp, các bác sỹ sẽ chỉ định điều trị vì lý do bệnh lý, ví dụ như u mạch máu nếu phát triển quá lớn sẽ bít kín đường dẫn khí, ảnh hưởng đến thị lực hay bị viêm loét. Và hầu hết mọi người đều tìm mọi biện pháp để xóa bớt do nó có ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. 

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: U máu ở trẻ sơ sinh – Không được chủ quan

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 22/03/2025

    Nhịn ăn gián đoạn kéo dài có hại gì?

    Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.

  • 22/03/2025

    8 lý do khiến bạn vẫn bị sâu răng mặc dù đã đánh răng và dùng chỉ nha khoa

    Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.

  • 21/03/2025

    Mỗi ngày ăn một bữa - Giảm cân, giảm luôn sức khỏe?

    Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.

  • 21/03/2025

    Táo đỏ: Thực phẩm bổ dưỡng hay chiêu thổi phồng từ quảng cáo?

    Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 21/03/2025

    Nguyên nhân nào khiến tóc rụng ngày càng nhiều?

    Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?

  • 21/03/2025

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn sinh mổ?

    Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.

  • 20/03/2025

    Rau xanh có phải là "vua" chất xơ?

    Câu chuyện về viên rau củ - một loại thực phẩm bổ sung chất xơ - đang thu hút sự quan tâm. Liệu có phải vì chúng ta chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chất xơ?

  • 20/03/2025

    Giảm mỡ nội tạng hiệu quả với hạt dẻ cười

    Hạt dẻ cười không chỉ là món ăn vặt thơm ngon mà còn là “trợ thủ đắc lực” trong quá trình giảm mỡ nội tạng.

Xem thêm