Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

U máu ở trẻ sơ sinh – Không được chủ quan

Cha mẹ thường hốt hoảng khi thấy con sinh ra có 1 vết “bớt” đỏ và ngày càng lớn theo thời gian. Đừng lo lắng. Đây là bệnh bướu máu (hay u máu) và bệnh không gây nguy hiểm cho bé.

Trẻ thường mắc u máu ngay sau khi sinh, u máu sẽ tăng trưởng cực đại khi trẻ được 1 tuổi và sẽ thoái lui khi trẻ được 2 hay 3 tuổi.

Trái với bề ngoài và cái tên dễ làm xanh mặt bất kỳ vị phụ huynh nào có con em bị mắc phải, bướu máu không phải là bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiều bé khi sinh ra đã bị một vết đỏ trên người, dân gian bảo đó là cái bớt, là cách bà mụ “đánh dấu”. Nhưng vết đỏ ngày càng to ra, gây lo ngại cho nhiều phụ huynh, đến khi nghe tới cái tên bướu máu rất “dễ sợ”, nhiều phụ huynh lo lắng tìm đến bác sĩ…

Bệnh bướu máu ở trẻ em không nguy hiểm

Bướu máu là một bệnh lý bẩm sinh về mạch máu. Nói chung đây là một loại bướu lành tính, có nghĩa là không di căn, không tái phát (nếu điều trị đúng) và nhất là không nguy hiểm chết người.

Nguyên nhân gây ra bướu máu hiện nay người ta chưa biết rõ. Chỉ biết rằng hiện nay người ta chia ra làm 2 loại bướu máu:

+ Bướu máu trẻ nhỏ (Infantile hemangioma): thường xuất hiện khi bé được vài tuần tuổi đến vài tháng tuổi, dưới dạng một vết đỏ như mụn ruồi son, phát triển lớn dần đến khoảng được 6 tháng tuổi thì dừng lại, duy trì như vậy từ 6 tháng đến 2 tuổi, sau đó thoái hoá dần đến 6 tuổi thì hoàn toàn biến mất.

+ Bướu máu bẩm sinh (congenital hemangioma): Loại này xuất hiện từ trong bào thai, do đó khi sinh ra là đã thấy có, trong loại này người ta lại chia ra làm 2 dạng:

– Dạng thoái triển (Rapid Involuting Congenital Hemangioma) gọi tắt là RICH: một khối màu đỏ tía lớn nhỏ tuỳ trường hợp, và tiến triển cũng giống như loại bướu máu trẻ nhỏ.

– Dạng không thoái triển (Non Involuting Congenital Hemangioma) gọi tắt là NICH: thật là không may cho bé nào bị loại dạng này, bướu phát triển lớn dần, những cũng ở mức độ nào đó thì ngưng phát triển, và sẽ tồn tại mãi không thoái hoá.

Về hình thái, u máu được chia làm 3 loại:

– U máu mao mạch: Xuất hiện như một vết son hay một mảng màu rượu chát trên cùng mặt phẳng với da bình thường, ấn xuống không mất màu.

– U máu dạng hang: Thường lớn, nhô khỏi mặt da. Trong đa số trường hợp, u lan rộng và xâm lấn mô dưới da, cơ và có thể làm biến dạng cơ thể. Loại u này có thể xuất hiện cả ở các cơ quan nội tạng hay trong não.

– U hỗn hợp: Thường gồm cả thể hang và mạch bạch huyết, gặp nhiều nhất ở tuyến mang tai, thương tổn nằm cả trong và dưới da.

Các khối u này thường nằm ở những vị trí sau:

– Vùng mí mắt và hốc mắt: Bệnh nhân có nguy cơ bị lão thị hay lác. Nếu sang thương sâu hơn thì có thể bị sụp mí và chèn ép thần kinh thị giác.

– Tuyến mang tai: Biểu hiện là một khối lớn ở mang tai, gặp nhiều nhất ở trẻ gái. U ở vị trí này thường được phát hiện sớm sau sinh, có thể gây biến dạng mặt nhưng dây thần kinh mặt không bị ảnh hưởng…

– Hàm trên hay dưới: Ít gặp nhưng nếu chẩn đoán và điều trị không đúng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng (chảy máu niêm mạc số lượng lớn quanh một răng, răng liên quan bị sưng phù và đau). Nếu nhổ chiếc răng lung lay này, bệnh nhân có thể bị chảy máu dữ dội và tử vong.

– Dưới sụn nắp thanh quản: Ít gặp nhưng có thể đe dọa tính mạng. Triệu chứng (xuất hiện trong vòng 3 tháng đầu sau sinh) gồm khò khè, khó thở thanh quản. 1/3 số trẻ này có u máu trên da kèm theo.

– Ở cơ tứ đầu của đùi: Có một khối u trong cơ. Bệnh nhân thường cảm thấy đau, vùng da trên u thay đổi.

– Nội tạng: Ở gan, lách, dạ dày, ruột, não.

Sự phát triển bệnh u máu

Sau khi xuất hiện, u máu có thể lớn dần lên, từ một vết nhỏ như nốt ruồi son, nó trở thành một mảng hồng đậm màu, thậm chí có thể gồ lên thành mảng. U thường lớn dần theo cơ thể trẻ em, phát triển nhanh hay chậm tùy theo từng vị trí. Chẳng hạn, những u máu ở vùng gần niêm mạc như môi, mắt, vùng cổ, tuyến nước bọt, tuyến dưới hàm sẽ phát triển rất nhanh. Những u ở bề mặt da, tứ chi, ngực, bụng, thường ít phát triển hơn so với ở mặt.

U đạt kích thước lớn nhất vào khoảng tháng thứ 6 – 10 và bắt đầu quá trình thoái triển tự nhiên sau 1 năm. U có thể biến mất hoàn toàn hay một phần khi trẻ 5-8 tuổi.

Phương pháp điều trị bệnh u máu trẻ em

Chẩn đoán bướu máu rất dễ, chỉ cần nhìn là biết ngay, nhưng chẩn đoán loại bướu máu nào thì trên thực tế rất khó biết, phải biết chính xác bướu lúc nào xuất hiện, cần phải kết hợp với siêu âm, và kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ chuyên khoa.

Vấn đề điều trị rất tế nhị vì lẽ không biết rõ loại bướu máu nào, và dựa vào 3 yếu tố sau để có thể đưa ra hướng xử trí đúng đắn: (1) vị trí của bướu máu, (2) mức độ phát triển của bướu máu nhanh hay chậm, (3) tuổi của bé.

Cụ thể là nếu bướu máu ở những vị trí “nóng” như gần khoé mắt, cánh mũi, khóe miệng hay môi… và phát triển có vẻ nhanh, thì ta nên can thiệp sớm càng tốt, vì nếu chẳng may bướu này thuộc loại cứng đầu hoặc phát triển lan đến mắt môi mũi làm tổn thương đến những cơ quan này trước khi nó thoái hóa, hoặc nếu để bướu quá lớn thì là một thử thách cho phẫu thuật viên, đôi khi không phẫu thuật được.

Trái lại nếu bướu nằm ở những vị trí như ngực, lưng, bụng, hoặc tứ chi… thì có thể chờ theo dõi, nếu quá 6 tuổi mà nó vẫn còn thì dù lớn cỡ nào cũng có thể phẫu thuật được (vì có đủ da để kéo lại sau khi cắt bướu). Có nhiều phương pháp để can thiệp như xạ trị, chạy tia, đốt laser, corticoid… nhưng nói chung trên thế giới hiện nay phẫu thuật là phương pháp chọn hàng đầu, nếu không phẫu thuật được thì mới chọn những phương pháp khác. Hiện tại các bệnh viện tuyến chuyên khoa lớn có khoa ngoại nhi cũng đã gặp nhiều trường hợp bướu máu, thường thì chỉ theo dõi rất sát định kỳ hàng tháng để xác định sự phát triển của bướu và không cần phải can thiệp gì cả, nhưng một số trường hợp cần thiết đã được giải quyết tốt bằng phẫu thuật.

Bệnh u máu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Hỏi: Con tôi bị u máu (vết nhỏ bằng đồng xu) trên cánh tay. Xin hỏi bác sĩ bệnh có nguy hiểm?

Trả lời của bác sỹ chuyên khoa da liễu trẻ em: U máu – dị dạng mạch máu bẩm sinh là bệnh hay gặp ở trẻ em. Bệnh gặp ngay sau sinh hoặc sau vài tháng. Đa phần bệnh sẽ tự hết hoặc phát triển chậm lại. Tuy nhiên cũng có nhiều biến chứng do u máu như lác mắt, sụp mí (nếu u máu ở mắt), chảy máu niêm mạc, các bệnh về răng (nếu u máu ở hàm trên, hàm dưới)… U máu được chia làm 3 loại là u máu mao mạch, máu dạng hang, u hỗn hợp. Sau khi xuất hiện, u máu có thể lớn dần lên, từ một vết nhỏ như nốt ruồi son, nó trở thành một mảng hồng đậm màu, thậm chí có thể gồ lên thành mảng. U thường lớn dần, phát triển nhanh hay chậm tùy theo từng vị trí. Điều trị bệnh u máu cần phải thận trọng cho dù can thiệp bằng phẫu thuật hay chạy tia vì nguy có tái phát, chảy nhiều máu, để lại tật, sẹo. Vì vậy nếu thấy trẻ có những dấu hiệu trên, bạn hãy đưa trẻ tới bác sĩ nhi khoa khám và điều trị.

Không được chủ quan với bệnh u máu ở trẻ em

Mặc dù u máu không phải bệnh ác tính nhưng không điều trị đúng thì rối loạn do khối u gây ra có thể ảnh hưởng tới chức năng của các bộ phận cơ thể, khó hồi phục về sau này.

Ngắn chân, khuỳnh tay vì u máu

U máu là nhóm bệnh lý mạch máu do sự tăng sinh quá mức của tế bào nội mạch, chủ yếu gặp ở trẻ em và có thể được phát hiện sau khi sinh. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của bệnh này dễ nhầm lẫn với bệnh khác như dị dạng mạch máu… nên dễ dẫn đến chẩn đoán nhầm.

Đưa con gái 6 tuổi đến bệnh viện trong tình trạng chân trái ngắn hơn chân phải gần 8cm, chị Minh Lý ở Hà Nội sụt sùi kể lại, sau khi sinh con được gần 1 tuần, chị phát hiện ở bắp đùi bé có một vùng màu xanh xám.

Người lớn trong nhà đều cho rằng đó là “cái dấu” bà mụ “đánh dấu” em bé nên bỏ qua. Nhưng càng về sau, cái bớt này càng lan rộng ra rất nhanh và màu sắc cũng đậm hơn.

Sau khi khám, bác sĩ kết luận cháu bé bị u máu, một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em, đồng thời chỉ định xạ trị. Xạ trị xong thì cái u máu này cũng biến mất vợ chồng chị rất vui. Tuy nhiên, đến khi cháu bé 4 tuổi chị Lý mới phát hiện hai chân bị lệch nhau, chân thấp hơn còn bị teo tóp khiến cháu không thể đi đứng bình thường như những đứa trẻ khác.

Bác sĩ Trần Thiết Sơn – Bệnh viện Xanh Pôn, cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do khi còn nhỏ trẻ được điều trị u máu bằng xạ trị. Một biến chứng thường gặp sau khi xạ trị là viêm hoại tử tái phát ở vùng chiếu xạ gây ngắn chi ở cháu bé này.

Thông thường, những di chứng này không xảy ra ngay sau khi điều trị, mà thường xuất hiện sau đó nhiều năm. Việc điều trị các di chứng này thường rất khó khăn và tốn kém. Các bác sĩ phải tái tạo lại phần bị thiếu hụt, nhưng đôi khi không khắc phục được hoàn toàn, hoặc chỉ giải quyết được chức năng thẩm mỹ.

U máu không nguy hiểm nhưng đừng chủ quan

U máu là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, với tỷ lệ 10- 12%, thường xuất hiện ở tuần đầu tiên hoặc tuần thứ 4 sau khi sinh và u máu này còn phát triển trong khoảng thời gian từ 6 – 8 tháng. Qua giai đoạn này u máu sẽ ở trạng thái ổn định, không thay đổi về thể tích cũng như màu sắc cho đến 18-20 tháng.

Bệnh u máu ở trẻ em được thể hiện dưới 3 dạng lâm sàng: u máu trong da, dưới da và hỗn hợp. U máu trong da thể hiện dưới dạng một đám màu đỏ tươi nổi gờ trên da bình thường, ranh giới u không rõ ràng. U máu dưới da chỉ là một vùng nổi gờ có màu sắc đỏ nhạt, nằm phía dưới của vùng da bình thường. U máu thể hỗn hợp, là loại u hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ 75% các loại u máu, biểu hiện bởi một vùng đỏ nổi trên một vùng da lành, dần phát triển rộng xung quanh vùng u máu trong da.

Tiến sĩ Sơn cho biết, có tới 80% u máu bẩm sinh sẽ biến mất hoặc không tiếp tục phát triển cho đến khi trẻ lên 5 tuổi và hết hoàn toàn khi trẻ 7- 10 tuổi mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan vì trong quá trình phát triển, u máu có thể gây các tổn thương như loét, hoại tử, bội nhiễm thứ phát… thậm chí suy tim, tắc mạch máu. Đặc biệt, các u nằm ở một số vùng như mi mắt, mũi, tai, miệng, hậu môn… có thể gây ra những rối loạn nặng nề về chức năng cho trẻ.

Hơn nữa, do các biểu hiện lâm sàng của bệnh u máu trẻ em dễ nhầm các dạng bệnh lý mạch máu khác như dị dạng mạch máu. Chính vì vậy, việc thoi dõi, chẩn đoán chính xác bệnh sẽ giúp hạn chế di chứng cả về thẩm mỹ lẫn chức năng trong quá trình điều trị.

Có nhiều phương pháp điều trị u máu ở trẻ em nhưng theo Tiến sĩ Sơn khuyến cáo thì không nên vội vàng điều trị ngay. Bởi việc điều trị u máu không đúng cách có thể gây nên những biến chứng nặng nề cho trẻ như gây rối loạn sự phát triển của các vùng mô phía dưới u, gây thiểu dưỡng da và tổ chức dưới da, thiểu dưỡng xương hàm, lép nửa mặt, thoái hóa khớp gối, ngắn chi, lệch vẹo cột sống… thậm chí gây vô sinh.

Khi phát hiện phụ huynh nên đưa trẻ đi khám và theo dõi diễn tiến của u. Nếu qua 5- 6 tuổi, u không hết thì mới nên điều trị. Can thiệp phẫu thuật triệt để được chỉ định với những u ảnh hưởng tới chức năng hoặc gây biến dạng như u ở vùng niêm mạc, mắt, ống tai, đường thở hay u có nguy cơ lan tỏa xâm lấn. Tuyệt đối không nên tiêm xơ hoặc xạ trị cho trẻ.

Theo Hỏi đáp bác sỹ
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm