Hệ thống xử lý nước và nước thải hiện đại đã loại bỏ khuẩn tả ở phần lớn các nước. Tuy nhiên nó vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại ở một số nước châu Á, Mỹ Latin, châu Phi, Ấn Độ và Trung Đông. Những nước bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, nghèo đói và thiên tai có nhiều nguy cơ bùng nổ dịch tả nhất. Đó là vì cư dân phải sống trong vùng đông đúc và kém vệ sinh.
Bệnh tả do một loại vi khuẩn gọi là Vibrio cholera gây ra. Bệnh này dễ gây tử vong do một loại độc chất mạnh gọi là CTX sản sinh bởi vi khuẩn trong ruột non. CTX cản trở dòng chảy bình thường của natri và clorua khi nó liên kết vói thành ruột. Khi vi khuẩn gắn vào thành ruột non, cơ thể bắt đầu tiết ra lượng nước lớn dẫn tới tiêu chảy và mất nước, mất muối nhanh chóng.
Nguồn nước nhiễm bẩn là nguồn lây chính của nhiễm khuẩn tả. Hoa quả, rau và các loại thực phẩm nếu không được xử lý, chế biến kĩ cũng có thể à nguồn lây nhiễm bệnh tả.
Bệnh tả thường không lây từ người sang người qua tiếp xúc bình thường.
Nguy cơ bệnh tả
Một số tác nhân có thể tăng nguy cơ một người mắc bệnh tả cũng như tăng khả năng làm bệnh trầm trọng, bao gồm:
Triệu chứng
Phần lớn mọi người phơi nhiễm với khuẩn tả không tiến triển thành bệnh. Trên thực tế, phân lớn trường hợp người ta không biết mình đã phơi nhiễm. Một khi bị nhiễm khuẩn, người nhiễm tiếp tục thải khuẩn tả qua phân từ 7 đến 14 ngày. Bệnh tả thường gây ra tiêu chảy nhẹ đến vừa như bệnh thông thường khác.
Một trên 10 người bị nhiễm khuẩn sẽ tiến triển các triệu chứng điển hình trong 2 đến 3 ngày sau khi nhiễm khuẩn.
Triệu chứng thông thường bao gồm:
Mất nước do tả thường nặng và có thê gây mệt mỏi, ủ rũ, mắt trũng, khô miệng, da nhăn nheo, rất khát nước, giảm nước tiểu, nhịp tim thất thường, huyết áp thấp.
Mất nước có thể dẫn đến mất chất khoáng trong máu và mất cân bằng điện giải. Dấu hiệu đầu tiên của mất cân bằng điện giải là co rút cơ nặng và có thể dẫn đến sốc.
Trẻ em thường có chung triệu chứng tả như người lớn. Trẻ cũng có những triệu chứng sau:
Tả hiếm khi xảy ra ở các quốc gia thế giới thứ nhất. Nếu bạn thực hành an toàn thực phẩm đúng cách, ngay cả đối với vùng lưu hành dịch, nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ thấp. Mặc dù vậy, bệnh tả vẫn có thể diễn ra ở toàn cầu. Nếu bạn bị tiêu chảy nặng sau khi đến vùng có tỉ lệ tả cao, bạn nên đến khám bác sĩ.
Chẩn đoán và chữa trị
Nếu bạn có các triệu chứng của tả, bạn nên liên hệ bác sĩ. Bác sĩ có thể xác minh bạn có bị tả hay không bằng các phát hiện vi khuẩn trong mẫu phân.
Những phương pháp chữa tả thông thường bao gồm:
Những phương pháp này sẽ đưa dung dịch vào cơ thể và bù nước đã mất. Chúng cũng giúp giảm thời gian tiêu chảy.
Biến chứng
Bệnh tả có thể tử vong. Ở những ca nặng, mất nước và chất điện giải nhanh chóng có thể gây ra tử vong từ 2-3 giờ. Thậm chí ở những ca điển hình, nếu bệnh không được chữa, người bệnh cso thể mất nước và sốc nhanh nhất từ 18 tiếng.
Sốc và tiêu chảy nặng là những biến chứng nặng nhất. Tuy nhiên một số vấn đề khác có thể xảy ra ví dụ:
Ngăn ngừa nhiễm bệnh
Nếu bạn đang đến vùng lưu hành dịch, nguy cơ bạn mắc bệnh vẫn thấp nếu bạn thực hiện đúng các khuyến cáo sau:
Vì vắc xin tả không có nhiều hiệu quả và phần lớn mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh thấp, bác sĩ sẽ không chỉ định dùng vắc xin. Nếu bạn từng tiêm vắc xin tả và chuẩn bị đi tới quốc gia bị đe dọa bởi dịch tả, bạn có thể cần liều thứ hai hoặc tiêm nhắc lại.
Mùa đông lạnh thường mang đến cảm giác cô đơn và trầm lắng, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Sự thay đổi thời tiết, cùng với những hạn chế về sức khỏe và khả năng vận động khiến người già dễ rơi vào tình trạng cô lập, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất.
Với tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi, loãng xương là mối đe dọa tiềm tàng dẫn đến gãy xương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để đối phó với căn bệnh này!
Nghệ không chỉ là loại gia vị tốt mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi sử dụng nghệ trong mùa đông.
Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.