Trò chuyện tại Câu lạc bộ Bệnh nhân hô hấp ngày 16/10, bác sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết viêm mũi xoang là bệnh chiếm tỷ lệ rất cao và ngày càng gia tăng hiện nay. Triệu chứng lâm sàng của viêm mũi xoang theo thể bệnh:
- Viêm mũi xoang cấp tính (xảy ra dưới 8 tuần): Triệu chứng thường gặp là chảy mũi, nghẹt mũi, nhức đầu và đôi khi có sốt. Nội soi mũi xoang thấy hốc mũi xuất tiết, niêm mạc mũi phù nề, sung huyết… Chẩn đoán hình ảnh thường không được khuyến cáo trong giai đoạn này.
- Viêm xoang mạn tính (trên 12 tuần): Triệu chứng chủ yếu là chảy mũi dai dẳng ra mũi trước hoặc mũi sau, khịt đàm, nghẹt mũi, mất mùi. Nhức đầu xảy ra khoảng dưới 30% trường hợp. Ngoài ra có thêm một số triệu chứng phụ như ho dai dẳng, hôi miệng, mệt mỏi…
Trong trường hợp này, nội soi mũi xoang phát hiện các dòng mũi đục chảy ra từ khe mũi giữa, khe mũi trên. X-quang xoang có thể thấy mờ xoang hàm hay xoang sàng. CT Scan giúp chẩn đoán chính xác các xoang viêm và gợi ý một số nguyên nhân như do nấm, u và bất thường cấu trúc giải phẫu.
Theo bác sĩ Hảo Hớn, một số hiểu lầm bệnh nhân thường gặp trong điều trị viêm mũi xoang.
Hiểu lầm 1: Viêm mũi xoang không thể điều trị dứt điểm
Viêm mũi xoang không do dị ứng là bệnh hay gặp và điều trị khỏi hoàn toàn, nếu điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh.
Hiểu lầm 2: Ngưng thuốc giữa chừng khi nghe bớt bệnh
Khi điều trị phải tuân thủ đúng phác đồ. Không nên lạm dụng kháng sinh. Nếu dùng kháng sinh không đúng, không đủ liều lượng sẽ góp phần làm tăng dòng vi khuẩn kháng thuốc. Khi đó bệnh sẽ không chấm dứt hẳn mà phải điều trị lại lần sau tốn kém, nặng liều hơn.
Viêm xoang cấp do vi-rút không cần dùng kháng sinh mà chỉ sử dụng thuốc làm giảm triệu chứng như kháng viêm, giảm đau, kháng dị ứng. Có thể dùng thuốc xịt mũi trong thời gian ngắn 3-5 ngày, nước muối rửa mũi… Trong trường hợp mũi đục, do vi trùng thì có thể sử dụng kháng sinh trong 7-10 ngày.
Viêm mũi xoang mạn tính kháng sinh thường sử dụng tối thiểu 4 tuần. Khi nội soi mũi xoang không còn nhầy đục chảy ra từ khe mũi nữa thì chụp CT Scan để kiểm tra lại xem các xoang còn đọng mủ hay không. Trong một số trường hợp có thể kéo dài thời gian điều trị lên đến 6 tuần, 8 tuần… Kháng viêm, kháng dị ứng, long đàm sẽ làm gia tăng hiệu quả điều trị. Corticoid tại chỗ dạng xịt cho thấy tăng cường hiệu quả mà không có các tác dụng phụ nào.
Hiểu lầm 3: Viêm xoang phải mổ thì mới hết bệnh
Khá nhiều người nhập viện với biến chứng nặng hơn sau khi phải trải qua cuộc phẫu thuật tốn kém. Không phải tất cả trường hơp viêm xoang đều có chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật xoang được chỉ định khi viêm xoang mạn tính do:
- Các khối u như u xương, u nhú ngược… chèn ép gây tắc các lỗ thông xoang.
- Thay đổi cấu trúc giải phẫu gây hẹp, tắc dẫn lưu xoang.
- Viêm xoang do nấm.
- Viêm xoang mạn tính không đáp ứng điều trị nội khoa.
Hiểu lầm 4: Nhức đầu là do viêm xoang
Nhiều bệnh nhân cứ nghĩ nhức đầu là do viêm xoang và quyết định bằng mọi giá phải mổ xoang. Nhức đầu thường do nguyên nhân khác nhau.
Với nhóm bệnh nhân bất thường về cấu trúc giải phẫu như vẹo vách ngăn, cuốn mũi thông khí (concha bullosa), điểm tiếp xúc… thường có triệu chứng nhức đầu kèm nghẹt mũi. Đau căng vùng mặt sẽ tăng lên khi có những đợt viêm mũi dị ứng, kinh nguyệt, mất ngũ, căng thẳng… Tỷ lệ này gặp ở 60-80% người bình thường hoàn toàn không có triệu chứng gì ở mũi xoang. Vì vậy bác sĩ phải cân nhắc, hỏi kỹ bệnh sử, thăm khám kỹ càng và thường điều trị nội thần kinh một tháng trước khi quyết định phẫu thuật.
Bệnh nhân cần thận trọng với những triệu chứng đau căng vùng đầu mặt bất thường, không đáp ứng với thuốc. Khi có những dấu hiệu kèm theo như mờ mắt, chảy máu mũi, yếu liệt chi… nên đến khám sớm.
Hiểu lầm 5: Chủ quan khi mắt mờ không tìm ra nguyên nhân
Nhiều trường hợp bệnh nhân bị mờ mắt, sau nhiều lần khám mắt không tìm ra nguyên nhân thì nản hoặc chủ quan không điều trị tiếp. Biến chứng mắt do viêm xoang là một cấp cứu trong tai mũi họng. Bệnh nhân phải được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh mù mắt và viêm tắc xoang hang có thể gây tử vong.
Bác sĩ Hớn khuyến cáo, khi nghi ngờ viêm mũi xoang, bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chẩn đoán, điều trị hiệu quả và kịp thời tránh những biến chứng. Để phòng ngừa, cần giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, ra đường nên mang khẩu trang. Tăng sức đề kháng như không hút thuốc lá, không thức quá khuya, không uống nhiều bia rượu, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.