Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những cách để bảo vệ thính giác của bạn

Những nguyên nhân gây nên giảm hoặc mất thính lực bao gồm tiếng ồn, chấn thương, một số loại thuốc và bệnh tật. Tổn thương như thủng màng nhĩ hoặc tổn thương đầu cũng có thể gây mất thính lực. Mất thính lực thường không thể hồi phục

Những nguyên nhân gây tổn thương thính lực

Khi mà thính lực đã bị tổn thương, nó thường không thể hồi phục được. Một số những nguyên nhân có thể gây tổn thương thính lực bao gồm:

  • Tiếng ồn - âm thanh được tiếp nhận bằng một bộ phận nhỏ, hình xoắn ốc được gọi là ốc tai nằm ở vị trí tai trong. Hàng nghìn những chiếc lông nhỏ ở ốc tai sẽ cảm nhận được sự rung động và truyền tín hiệu cho não bộ thông qua dây thần kinh ốc tai. Những chiếc lông nhạy cảm này có thể bị tổn thương bởi các tiếng ồn quá mức. Nghe thấy tiếng kêu trong tai (ù tai) sau khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn là một dấu hiệu cảnh báo tai bạn đang phải chịu đựng quá sức.
  • Thuốc - một số chất hóa học và thuốc có thể làm tổn thương thính lực.
  • Bệnh tật - một số bệnh chẳng hạn như sởi, quai bị, rubela (sởi Đức) và viêm màng não -  có thể gây mất thính lực.
  • Tổn thương - bao gồm thủng màng nhĩ, nứt sọ hoặc thay đổi lớn trong áp suất không khí (chấn thương khí áp).

Tiếng ồn lớn và mất thính lực

Thật sai lầm khi tin rằng chỉ những âm thanh lớn đến mức làm đau tai mới có thể gây tổn thương. Bên trong tai vẫn có thể bị tổn thương bởi tiếng ồn ngay cả khi bạn không cảm thấy đau. Một quy luật tất yếu là nếu bạn cần phải hét lên mới có thể nghe được trong môi trường nhiều tiếng ồn thì tai đã có khả năng bị tổn thương. Những gợi ý để bảo vệ tai của bạn khỏi tiếng ồn bao gồm:

  • Tránh tiếp xúc với tiếng ồn nếu có thể.
  • Hãy thảo luận với người chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn và sức khỏe lao động của công ty nếu bạn đang lo lắng về mức độ tiếng ồn tại nơi làm việc.
  • Khi buộc phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn, hãy sử dụng những phương tiện bảo hộ chẳng hạn như nút tai, cái bịt tai hoặc cả hai.
  • Đeo nút tai trong những môi trường ồn ào như sàn disco, buổi hòa nhạc Rock hoặc các sự kiện đua xe.
  • Cũng nhớ rằng các thiết bị sử dụng hàng ngày như máy cắt cỏ, công cụ điện và loa đài cá nhân cũng có thể ồn đến mức gây tổn thương tai bạn.

Thuốc và các hóa chất gây độc cho tai

Chất gây độc cho tai có trong thuốc và hóa chất sẽ gây tổn thương tai. Những thuốc được cho là sẽ gây mất thính lực bao gồm thuốc chữa sốt rét (quinine và chloroquine) và salixylat như aspirin, nhưng sự mất thính lực này chỉ là tạm thời. Một số những chất hóa học công nghiệp, như những chất hòa tan, cũng góp phần vào gây tổn thương khả năng nghe.

Gợi ý để tránh các tổn thương thính lực liên quan đến thuốc bao gồm:

  • Thảo luận với bác sĩ những lo ngại về thuốc của bạn.
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Gặp bác sĩ ngay nếu bạn có những triệu chứng không bình thường như ù tai trong thời gian sử dụng thuốc.
  • Nếu công việc của bạn có liên quan đến hóa chất, hãy thảo luận với người chịu trách nhiệm an toàn và sức khỏe lao động về những cách để bạn giảm thiểu sự tiếp xúc với hóa chất.

Bệnh tật và mất thính lực

Mất thính lực có thể gây nên bởi các bệnh do vi rút bao gồm quai bị, sởi, ho gà và rubella (sởi đức). Những nhiễm trùng này thường phổ biến ở trẻ em, mặc dù vậy, những người có lớn chưa có miễn dịch hay chưa từng mắc những bệnh này khi còn nhỏ thì cũng có thể bị nhiễm.

Các bệnh do vi khuẩn, ví dụ như viêm màng não và giang mai, cũng có thể tấn công và làm hại tai. Một khối u phát triên trên dây thần kinh thính giác có thể gây nên mất thính giác và ù tai.

Gợi ý để tránh các tổn thương thính giác liên quan đến bệnh tật bao gồm:

  • Trẻ em cần được tiêm phòng. Gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em để có những thông tin kĩ hơn.
  • Nếu bạn không khỏe, hãy gặp bác sĩ để có được những chẩn đoán và sự điều trị nhanh chóng.
  • Ù tai dai dẳng hoặc mất thính giác đột ngột nên được kiểm tra bởi các chuyên gia về tai.
  • Bảo vệ bản thân khỏi những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) bằng cách sử dụng bao cao su khi quan hệ.
  • Hãy gặp bác sĩ nếu như bạn nghi ngờ mình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Chấn thương và khả năng nghe

Phần giữa và trong tai được bảo vệ bởi xương thái dương nằm ở vị trí nền và hai bên của hộp sọ. Những chấn thương ở đầu có bao gồm những chấn thương xương thái dương có thể gây mất thính giác. Sự rung chuyển cũng có thể đủ để gây mất thính giác, ngay cả khi hộp sọ chưa vị vỡ.

Thủng màng nhĩ là một tổn thương thính giác gây ra bởi sự thay đổi áp suất không khí lên 2 bên màng nhĩ. Điều này có thể gây nên bởi việc lặn xuống hoặc nổi lên khỏi mặt nước quá nhanh, ví dụ như việc đi lặn có bình dưỡng khí.

Những gợi ý để tránh tổn thương thính lực bởi chấn thương bao gồm:

  • Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp và khi chơi các môn thể thao có sự va chạm mạnh giữa những người chơi.
  • Thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô.
  • Tránh ngã - chẳng hạn như đừng đứng trên bậc cao nhất của thang.
  • Sử dụng tất cả các biện pháp bảo hộ khi đi lặn có bình dưỡng khí.

Những gợi ý khác về chăm sóc tai

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên mất thính lực tạm thời. Những gợi ý để làm giảm nguy cơ bao gồm:

  • Đừng cố gắng làm sạch tai của bạn bằng cách chọc vào ống tai. Bạn có thể làm tổn thương những chỗ da mỏng và tác động mạnh vào ráy tai.
  • Giảm các nguy cơ nhiễm trùng tai bằng cách bảo vệ đường hô hấp trên khỏi nhiễm trùng.
  • Tránh bơi tại những nơi nước bẩn.
  • Làm khô tai sau khi tắm.

Tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu

  • Bác sĩ của bạn
  • Nhà thính học
  • Chuyên gia tai mũi họng

Những điều cần nhớ

  • Khi mà thính lực đã bị tổn thương, nó thường không thể hồi phục được. Quá ồn trong một thời gian quá dài là không nên.
  • Tránh tiếp xúc với tiếng ồn bất cứ khi nào có thể và đeo nút tai trong môi trường ồn ào, chẳng hạn như sàn disco hoặc các sự kiện đua xe.
  • Một số chất hóa học và thuốc có thể gây tổn thương khả năng nghe của bạn nếu sử dụng quá lâu.

 

CTV Thu Hiền - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Better health)
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm