Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiêu chảy có phải là triệu chứng của cúm không?

Tiêu chảy và các vấn đề đường tiêu hóa khác là những triệu chứng không phổ biến của bệnh cúm.

Mặc dù cúm là một bệnh đường hô hấp, tuy nhiên, đôi khi việc mắc cúm cũng có thể dẫn đến các triệu chứng về tiêu hóa, ví dụ như tiêu chẩy. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tiêu chảy khi mắc cúm thường gặp ở trẻ em hơn người lớn.

Tại sao virus cúm có thể gây tiêu chảy?

Virus cúm thường lây nhiễm qua đường hô hấp. Tuy nhiên, đôi khi xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng. Các triệu chứng tiêu hóa có thể cho thấy bệnh cúm nghiêm trọng và là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng thứ phát.

Virus cúm thường lan từ đường hô hấp đến đường tiêu hóa sau khi nhiễm trùng đường hô hấp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa hiểu rõ cách thức lây lan.

Các nhà nghiên cứu cho rằng người bị cúm có thể bị tiêu chảy do:

  • Sử dụng thuốc cúm gây kích ứng đường ruột
  • Tác động trực tiếp của virus
  • Nhiễm khuẩn thứ phát

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện virus cúm trong phân ảnh hưởng đến đường tiêu hóa do:

  • Virus cúm nhân lên trong tế bào ruột
  • Người bệnh nuốt virus cúm
  • Tế bào miễn dịch đường ruột bị ảnh hưởng

Cúm dạ dày và tiêu chảy

Cúm dạ dày, còn gọi là viêm dạ dày ruột do virus, là một bệnh nhiễm trùng đường ruột rất dễ lây. Triệu chứng bao gồm tiêu chảy, nôn mửa và co thắt dạ dày.

Cúm dạ dày khác với cúm thông thường vốn chủ yếu ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Cúm dạ dày chủ yếu ảnh hưởng đến ruột và dạ dày.

Người có thể bị cúm dạ dày từ các loại virus khác nhau, bao gồm:

  • Rotavirus, phổ biến nhất ở trẻ từ tháng 4 đến tháng 12
  • Norovirus, dạng cúm dạ dày dễ lây lan nhất
  • Astrovirus, thường ảnh hưởng người có hệ miễn dịch suy yếu
  • Adenovirus, có thể gây nhiều triệu chứng khác nhau

Mọi người thường phát triển triệu chứng sau khi tiếp xúc với người bị cúm dạ dày. Họ cũng có thể phát triển triệu chứng từ thức ăn và nước nhiễm virus.

Các triệu chứng cúm khác

Các triệu chứng khác của cúm có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau đầu
  • Nghẹt mũi hoặc sổ mũi
  • Ho
  • Đau nhức cơ
  • Đau họng
  • Mệt mỏi

Điều trị cúm

Mọi người thường điều trị cúm tại nhà bằng thuốc không kê đơn như giảm đau, thông mũi và thuốc ho. Nghỉ ngơi, đảm bảo đủ nước và kiểm soát nhiệt độ cơ thể cũng có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cúm. Chúng cũng có thể giảm tổng thời gian mắc bệnh 1-2 ngày. Thuốc hoạt động hiệu quả nhất nếu uống trong vòng 2 ngày đầu nhiễm bệnh.

Những người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng từ virus cúm có thể được hưởng lợi từ thuốc kháng virus. Những người có nguy cơ biến chứng cao hơn bao gồm:

  • Trẻ nhỏ
  • Người từ 65 tuổi trở lên
  • Người có bệnh lý khác như tim mạch, hen suyễn và tiểu đường

Đọc thêm tại bài viết: Phòng bệnh cúm mùa đông - xuân cho trẻ em

Điều trị tiêu chảy

Người bệnh thường có thể điều trị tiêu chảy bằng thuốc không kê đơn như bismuth subsalicylate và loperamide.

Tuy nhiên, nếu người bệnh sốt hoặc thấy máu trong phân, có thể cho thấy nhiễm trùng khác như vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ có thể không khuyến nghị dùng thuốc không kê đơn.

Điều quan trọng là phải điều trị mất nước do tiêu chảy. Người bệnh nên uống nhiều nước để bù đắp chất lỏng mất đi và cân nhắc các lựa chọn khác để bổ sung điện giải, bao gồm:

  • Nước thể thao
  • Nước ngọt không caffein
  • Nước dùng, nước hầm xương
  • Nước ép trái cây

Nếu tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày, người bệnh nên liên hệ bác sĩ.

Phòng ngừa cúm

Có một số cách người ta có thể chủ động phòng ngừa cúm, bao gồm:

  • Vaccine cúm: Vaccine cúm bảo vệ khỏi các virus cúm phổ biến nhất. Bất kỳ ai từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm vaccine cúm, vì nó cũng có thể giúp ngăn ngừa người có nguy cơ cao khỏi biến chứng và bệnh cúm nghiêm trọng.
  • Ngăn chặn lây lan: Mọi người nên tránh tiếp xúc với người bị cúm nếu có thể. Tương tự, nếu một người bị cúm, họ nên hạn chế tiếp xúc với người khác. Che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi và không chạm vào mặt cũng có thể hạn chế sự lây lan của cúm.
  • Mọi người cũng nên rửa tay kỹ và thường xuyên cũng như khử trùng bề mặt.

Đọc thêm tại bài viết: Những điều ba mẹ cần biết để phòng bệnh cúm cho trẻ nhỏ

Tổng kết, một số người bị cúm có thể bị tiêu chảy như một triệu chứng của cúm. Virus cúm có thể lan đến đường tiêu hóa như một virus thứ phát và gây tiêu chảy. Các nhà nghiên cứu chưa chắc chắn chính xác điều này xảy ra như thế nào và tại sao.

Cúm dạ dày, hay viêm dạ dày ruột do virus, khác với cúm thông thường. Cúm dạ dày chủ yếu ảnh hưởng đến ruột và dạ dày, trong khi cúm thông thường chủ yếu ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Hai loại virus có nguyên nhân khác nhau.

Người bệnh thường có thể điều trị cúm và tiêu chảy tại nhà bằng thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, nếu xảy ra biến chứng và các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam cung cấp dịch vụ khám và tư vấn dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, phụ mang thai,... Liên hệ ngay hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678  hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!

 
 

 

 

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medical News Today
Bình luận
Tin mới
  • 26/03/2025

    Ăn nhiều thịt để giảm cân, thận trọng với nguy cơ sỏi thận

    Chế độ giảm cân ăn nhiều protein (chủ yếu là thịt) được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu mới cảnh báo, việc tuân theo chế độ ăn thịt sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

  • 26/03/2025

    Mối nguy hiểm của bệnh sởi ở người lớn

    Chúng ta thường nghĩ chỉ trẻ em mới mắc bệnh Sởi mà không biết rằng người lớn cũng có thể mắc sởi, thậm chí có thể gặp những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi.

  • 26/03/2025

    Đánh răng khi nào để có lợi nhất?

    Mặc dù đánh răng là điều cần thiết để giữ cho hàm răng trắng sáng của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất, nhưng thời điểm đánh răng cũng rất quan trọng. Trên thực tế, đánh răng quá sớm sau một số bữa ăn nhất định (và trong một số tình huống khác) có thể gây nguy hiểm cho men răng của bạn. Bạn có tò mò không? Chúng ta sẽ tìm hiểu những thời điểm đáng ngạc nhiên khi việc đánh răng có thể gây hại nhiều hơn lợi, bạn nên "nhịn" bao lâu và làm thế nào để bảo vệ răng mà không ảnh hưởng đến nụ cười của bạn.

  • 25/03/2025

    Thay thế bơ bằng dầu thực vật có lợi cho sức khỏe ra sao?

    Theo nghiên cứu mới tại Mỹ, việc thay bơ bằng dầu thực vật trong chế độ ăn hàng ngày có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

  • 25/03/2025

    Sức khỏe lao động mùa nóng ẩm: Những lưu ý và biện pháp bảo vệ

    Mùa nóng ẩm luôn là một thách thức lớn đối với sức khỏe của người lao động. Đặc biệt là những người lao động ngoài trời hoặc trong môi trường làm việc có nhiệt độ không đảm bảo.

  • 24/03/2025

    Hai lợi ích tuyệt vời của việc ăn dâu tây đối với người cao tuổi

    Sức khỏe tim mạch tốt và trí óc minh mẫn là mong muốn của bất cứ người cao tuổi nào. Ngoài lối sống và dinh dưỡng lành mạnh thì cách lựa chọn thực phẩm cũng rất quan trọng và thói quen ăn dâu tây hằng ngày rất có lợi.

  • 24/03/2025

    Cùng bé vươn cao, chạm đỉnh dễ dàng - Mừng sinh nhật VIAM clinic 7 tuổi

    Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.

  • 24/03/2025

    Cùng bé vươn cao, chạm đỉnh dễ dàng - Mừng sinh nhật VIAM Clinic 7 tuổi

    Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.

Xem thêm