Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiêm vắc xin có chắc chắn miễn nhiễm COVID-19?

Trước thực tế 53 nhân viên y tế đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, những câu hỏi xung quanh tiêm vắc xin COVID-19 lại được đặt ra…

Hiệu lực bảo vệ của vắc-xin không phải là tuyệt đối

Phân tích về vấn đề này, TS. BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng miền Bắc, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, vắc xin không đem lại sự bảo vệ tức thì. Sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày sau mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ sau tiêm mũi 1 chỉ đạt ở mức bảo vệ rất thấp. Sau tiêm mũi thứ 2 từ 1 tháng trở ra thì vắc-xin mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60% đến 90% tùy theo loại vắc-xin.

Chuyên gia này nhấn mạnh, vắc-xin COVID-19 không bảo vệ tuyệt đối, nhất là khả năng bảo vệ cơ thể không mang mầm bệnh. Điều này có nghĩa là khi đã tiêm vắc-xin, chúng ta có thể không mắc COVID-19, nhưng vẫn có khả năng trở thành người mang virus và lây bệnh cho người khác.

Tuy nhiên, khi cảnh báo nguy cơ này, TS. Thái cũng đồng thời đưa ra kết quả nghiên cứu cụ thể những ca nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương hay ở Điện Biên trước đây, cũng có những trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 khi đã được tiêm vắc xin COVID-19. Kết quả cho thấy, khả năng lây nhiễm thứ cấp từ những người này hầu như không có, tỷ lệ lây truyền virus là rất thấp.

5K+ vắc xin để phòng ngừa COVID-19

Dù hiệu lực của vắc xin không phải 100% nhưng theo các chuyên gia đây vẫn là vũ khí hữu hiệu giúp phòng ngừa COVID-19 và tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng.

Cũng theo TS. Thái, nghiên cứu ban đầu ở Việt Nam cho thấy, những người đã khỏi COVID-19 có tỷ lệ miễn dịch vô cùng thấp. Đó là do virus SARS-CoV-2 có những protein gây cản trở việc sinh kháng thể, vì vậy dù nhiễm bệnh rồi nhưng cơ thể có tạo ra kháng thể hay không là chưa chắc chắn. Trong khi đó, nghiên cứu tại Viện Vệ sinh dịch tễ TW gần đây, tình hình lại rất khả quan đối với những người tiêm vắc xin: Chỉ sau khi tiêm mũi thứ nhất 1 tháng, 90% số người tiêm đã sinh kháng thể. Kết quả này chỉ ra vắc xin đã có hiệu quả bảo vệ, mặc dù có thể chưa đủ mạnh - Đây là lí do chúng ta phải tiêm mũi 2 để đạt hiệu quả cao nhất.

Đứng trước câu hỏi mà nhiều người đặt ra: Ngay cả người đã tiêm 2 mũi vắc xin mà vẫn bị dương tính với SARS-CoV-2 thì lợi ích thực sự của vắc xin là gì?

Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc khẳng định: “Đó chính là bảo vệ người được tiêm khỏi rơi vào thể nặng và phải nhập viện. Cho đến thời điểm này, vắc xin được sử dụng tại Việt Nam đã được chứng minh trên thực địa khi chưa có trường hợp tiêm đủ 2 mũi nào bị bệnh nặng hay tử vong”.

Các trường hợp nhân viên y tế đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thuộc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh là một minh chứng: 52/53 trường hợp hoàn toàn không có triệu chứng. Tuy nhiên điều này cũng cảnh báo rằng không thể chủ quan sau khi tiêm vắc xin COVID-19.

Dù đã được tiêm vắc xin, người được tiêm vắc xin vẫn rất cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh khác, đặc biệt là thực hiện biện pháp 5K để bảo vệ bản thân, gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.

"Hãy cùng nhau thực hiện biện pháp 5K + Vắc xin để phòng chống dịch COVID-19" - TS Phạm Quang Thái nhấn mạnh.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Vắc xin thử nghiệm mới bảo vệ khỉ khỏi SARS-CoV-2.

Lê Minh Thúy - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2025

    Nguyên nhân nào có thể gây ra rối loạn cương dương?

    Nếu thỉnh thoảng bạn gặp vấn đề về cương dương thì bạn không cần phải điều trị, tuy nhiên nếu các vấn đề xảy ra thường xuyên hơn, bạn có thể bị rối loạn cương dương. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các nguyên nhân của tình trạng này.

  • 26/04/2025

    Cách xác định và điều trị hành vi chống đối xã hội ở trẻ em

    Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.

  • 25/04/2025

    Quà vặt bủa vây cổng trường không thể xem là…chuyện vặt

    “Xiên bẩn”- món quà vặt không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trẻ em. Với mức giá chỉ từ 2.000 đồng/xiên nhưng tiềm ẩn đầy nguy cơ có hại cho sức khỏe. Từ lâu, câu chuyện quà vặt ở cổng trường không thể xem là… chuyện nhỏ.

  • 25/04/2025

    Tại sao ngộ độc thức ăn nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng lại nguy hiểm tính mạng?

    Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.

  • 25/04/2025

    Giảm áp lực, vượt qua căng thẳng mùa thi

    Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.

  • 24/04/2025

    Các bước dưỡng da giảm nếp nhăn từ tuổi 30

    Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...

  • 24/04/2025

    Phình đại tràng do nhiễm độc là gì?

    Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!

  • 23/04/2025

    Nám da có trị hết hẳn được không?

    Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.

Xem thêm