Thực chất, tỏi hay gừng là những kháng sinh thực vật, khi dùng đúng cách thì sẽ chống nhiễm khuẩn (chống lại các vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh). Hơn nữa, tỏi có thể làm gia vị trong các bữa ăn cho tác dụng hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh cúm, phong hàn. Tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng trong tiêu hóa, hô hấp, giải độc, trừ đờm, lợi niệu... Gừng có tác dụng chữa bệnh tốt trong các trường hợp cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, đau nhức đầu, nôn, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc từ cua cá, các loại thịt (trừ thịt lợn vì gừng kỵ thịt lợn) khi ăn vào cơ thể. Tỏi, gừng đều là những thực phẩm vàng để hỗ trợ điều trị cúm, cảm lạnh, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng.
Có thể kết hợp tỏi với mật ong để uống.
Dù chỉ là các loại gia vị nhưng cũng phải ăn uống thông minh. Bản thân những thực phẩm này là vị thuốc. Đã là thuốc thì không được dùng một cách tùy tiện, có thể gặp những tác dụng phụ đi kèm, để lại hậu quả đáng tiếc. Cụ thể ở đây nếu dùng nhiều nước ép tỏi, gừng tươi đậm đặc có thể ảnh hưởng niêm mạc họng miệng.
Gừng là một loại gia vị quen thuộc đối với mọi người, có tính kháng khuẩn cao. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, làm dịu cổ họng và bồi bổ cơ thể. Có thể uống trà gừng mật ong đúng cách vào mùa lạnh để ngừa bệnh. Trà gừng và mật ong giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp chữa các khó chịu ở đường hô hấp... Trước tiên, bạn ép gừng lấy nước rồi trộn một thìa cà phê nước gừng với 1 thìa mật ong, trộn đều hỗn hợp, sau đó có thể ngậm khoảng 3-4 lần trong 1 ngày. Chế biến gừng rất đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.
Có thể sử dụng tỏi tươi trong nấu ăn hàng ngày. Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép tỏi 1 ngày cho mỗi người. Không nên ăn quá nhiều vì ăn quá nhiều cũng có thể gây hại. Chế biến tỏi nên đập dập hoặc cắt lát tỏi sau đó đợi 10-15 phút rồi hãy chế biến nhằm giữ lại tối đa công dụng của tỏi. Thêm nữa, không chế biến tỏi ở nhiệt độ quá cao. Có thể cho tỏi và nước chanh hòa thành hỗn dịch để uống. Cho tỏi vào hỗn hợp 2 thìa nước cốt chanh và 180-240ml nước rồi khuấy đều, uống ấm. Ngoài ra, tỏi sống cũng có thể kết hợp với nước mật ong. Mật ong có cả 2 đặc tính kháng khuẩn và kháng virus. Cho 1-2 thìa canh mật ong vào 180 -240ml nước ấm, cho vài tép tỏi đập dập và khuấy đều lên uống.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 8 loại thảo mộc và gia vị tốt cho sức khỏe.
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe, nhất là với một số nhóm người.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt.