Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Công dụng tuyệt vời của gia vị

Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây xác nhận giả thiết của các lương y thời cổ đại: Một số gia vị phát huy tác dụng chữa bệnh, trong đó có hạ nồng độ cholesterol, chống nhiễm khuẩn, thậm chí hỗ trợ cơ thể ngừa ung thư...

Bột cà ri

Với tác dụng hết sức phong phú, bột cà ri chiếm vị trí số 1 trong bảng xếp hạng gia vị lành mạnh nhất. Vị trí đầu bảng của bột cà ri được đảm bảo bởi thực tế, nó là hỗn hợp nhiều gia vị, trong đó có bột nghệ, thìa là, gừng, một số sản phẩm còn có thêm tỏi, hạt tiêu và những gia vị khác.

Trong những tác dụng hữu ích với sức khỏe đã được khoa học kiểm chứng của bột cà ri, có thể kể: Hỗ trợ tiêu hóa và duy trì trạng thái lý tưởng của ruột, cải thiện chức năng não, bảo vệ hệ thần kinh trung ương trước các biến động gắn với tuổi già (trong đó có ngăn ngừa Alzheimer - bệnh mất trí nhớ), cũng như giảm thiểu tình trạng viêm trong cơ thể có thể dẫn đến sự xuất hiện ung thư.

Để tăng cường tác dụng chống ung thư của bột cà ri, cần hâm nóng gia vị này trước khi sử dụng chế biến các món ăn - chuyên gia dinh dưỡng Mỹ, TS. Carolyn F. Katzin khuyến cáo trong cuốn sách “The Everything Cancer Fighting Cookbook”.

Nghiên cứu khác cho thấy, thường xuyên sử dụng các món ăn chế biến có bột cà ri phát huy tác dụng cắt giảm nồng độ cholesterol, hỗ trợ hiệu quả sức khỏe mao mạch và tim, giảm thiểu đường máu - các nhà khoa học thuộc Đại học Bang Colorado (Mỹ) chia sẻ. Tiếp theo, các chuyên gia thuộc Đại học Bang Kansas xác nhận, bổ sung bột cà ri vào bữa ăn phát huy tác dụng thải kim loại nặng ra khỏi cơ thể và giảm thiểu tác hại của oxidative stress (mất cân bằng ôxy hóa).

cong-dung-tuyet-voi-cua-gia-vi-1

Hạt tiêu.

Lá nguyệt quế

Lá nguyệt quế còn có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường. Nghiên cứu khoa học cho thấy, ăn lá nguyệt quế 2 lần/ngày có thể giảm lượng đường máu. Ăn lá nguyệt quế cũng có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2, tốt cho tim - mạch. Lá nguyệt quế giàu rutin và acid caffeic. Những hợp chất này phát huy tác dụng giảm thiểu nồng độ cholesterol và mảng bám động mạch.

Lá nguyệt quế còn có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nó giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, các enzym trong lá nguyệt quế thúc đẩy quá trình tiêu hóa, có lợi cho người bị hội chứng ruột kích thích. Lá nguyệt quế giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh celiac (không dung nạp gluten).

Một số nghiên cứu khẳng định, lá nguyệt quế rất giàu catechin, hợp chất chống ôxy hóa và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Hạt tiêu

Không phụ thuộc vào màu sắc (đen, trắng, đỏ), các loại hạt tiêu đều chứa alkaloid có tên là pyridin, hợp chất thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học trên khắp thế giới (như tính chất chống viêm và sát trùng của hạt tiêu đã biết hàng trăm năm). Pyridin kích thích cơ thể tiết xuất dịch tiêu hóa, hỗ trợ hiệu quả tiêu hóa thức ăn; giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do táo bón, buồn nôn, đầy bụng và ngộ độc thức ăn. Uống 1 hoặc 2 ly nhỏ rượu vodka pha thêm nửa thìa cà phê hạt tiêu là thủ thuật phổ biến ở Ba Lan nhằm khắc phục các hội chứng này.

Đặc biệt thú vị là tác động đến gene di truyền của pyridin. Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Sejong Seoul (Hàn Quốc), alkaloid này phát huy tác dụng kìm hãm hoạt động của các gene đảm trách sự xuất hiện tế bào chất béo. Thú vị hơn, ăn hạt tiêu sẽ tạo hiệu ứng giúp cơ thể tăng 1.000 lần khả năng hấp thụ nghệ, đồng nghĩa với tăng sức mạnh chống ung thư, chống viêm và tác dụng bảo vệ cơ thể của nghệ, cũng như tăng cường tính hiệu quả của liệu pháp hóa trị, tiêu diệt tế bào ung thư - kết quả rút ra từ công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Michigan (Mỹ).

Húng quế

Ngạc nhiên hơn, các nhà khoa học Ấn Độ vừa phát hiện, húng quế phát huy tác dụng kìm hãm tiến triển bệnh ung thư. Theo dõi đàn chuột thí nghiệm bị ung thư da được nuôi dưỡng bằng thực đơn bổ sung tinh dầu húng quế, nhóm nghiên cứu trên sông Hằng phát hiện, khối u giảm thiểu 12-18,7%.

Quả ớt

Ớt là một trong số gia vị hỗ trợ nỗ lực giảm béo hiệu quả nhất. Tất cả nhờ thành phần capsaicin (chất tạo ra vị cay đặc trưng khi ăn ớt) - hợp chất tăng tốc thời gian đốt cháy mô mỡ. Kết quả công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí chuyên ngành “Journal of Clinical Investigation” cho thấy, bổ sung 9mg capsaicynoid vào thực đơn sẽ gia tăng hiệu ứng đốt cháy 150 kilo calo/ngày.

Có thể sử dụng gia vị không chỉ trong công đoạn tẩm ướp thịt, canh, súp hay món sa lát. Dân Bỉ thường bổ sung rau mùi vào bia Witbier truyền thống, dân Đức cho thêm muối vào bia nấu từ lúa mạch Gose. Dân nghiền bia đôi lúc còn cho hạt tiêu vào đồ uống đặc biệt này.

Gia vị còn được sử dụng với mục đích hoàn toàn xa lạ với ẩm thực. Vài thanh quế khô đặt trong tủ phát huy tác dụng chống côn trùng cắn quần áo, phun nước tinh dầu quế phát huy tác dụng chống kiến. Pha vài giọt tinh dầu quế vào ly cà phê buổi sáng sẽ giảm thiểu thói thèm ăn bánh ngọt, nhờ hiệu ứng ngăn ngừa dao động insulin.

Tỏi giàu chất allicin có tính kháng khuẩn cao. Để giúp vết thương không bị nhiễm trùng và nhanh lành miệng, chỉ cần nghiền nát một tép tỏi và bôi trực tiếp lên vết thương. Sau 20 phút, rửa bằng nước sạch. Tỏi là loại kháng sinh tự nhiên, dùng tép tỏi nghiền nát chà xát vào kẽ ngón chân, bàn chân bị ngứa do nấm vài lần sẽ khỏi. Viện Quốc gia nghiên cứu Ung thư Mỹ xếp tỏi vào nhóm thực phẩm có tiềm năng chống ung thư lớn nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 loại thảo mộc làm dịu lo âu, căng thẳng

Ngọc Báu - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm