Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 loại thảo mộc làm dịu lo âu, căng thẳng

Cho dù bạn bị trầm cảm, rối loạn lo âu hay chỉ đơn giản là cảm thấy đôi khi tâm trí mình nặng trĩu, bạn cũng có thể sẽ thu được lợi ích khi sử dụng các loại thảo mộc có tác dụng làm dịu tinh thần, cho dù bạn sử dụng dưới dạng thực phẩm chức năng, trà hay hương liệu (mùi thơm).

5 loại thảo mộc có tác dụng làm dịu lo âu, căng thẳng

Thảo mộc đóng một vai trò nhất định trong y học cổ truyền từ năm 5.000 năm trước và cho đến ngày nay. Thảo mộc đã được rất nhiều thầy thuốc ở nhiều quốc gia và nền văn hóa khác nhau sử dụng để làm thư giãn tinh thần và bảo vệ cơ thể khỏi căng thẳng và lo âu.

Nhưng, một điều cần nhớ, đó là thảo mộc không thể thay thế hoàn toàn cho các loại thuốc điều trị lo âu, mà chỉ nên được sử dụng như một liệu pháp bổ sung, bên cạnh các phương pháp điều trị.

Với những triệu chứng lo âu, căng thẳng và trầm cảm nhẹ, có thể bạn chỉ cần sử dụng thảo mộc là đủ. Nhưng hãy luôn nhớ: nên tham khảo ý kiến bác sỹ điều trị trước khi sử dụng bất cứ loại thảo mộc nào để đảm bảo các loại thảo mộc sẽ không tương tác với các loại thuốc bạn đang dùng và an toàn để bạn sử dụng.

Hoa cúc

Hoa cúc là một trong số những loại thảo mộc cổ xưa nhất và được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh, ví dụ như dị ứng theo mùa, viêm, co thắt cơ, rối loạn kinh nguyệt, mất ngủ, loét, các vết thương hở, rối loạn tiêu hóa, đau khớp và trĩ.
Được biết đến rộng rãi với tác dụng giảm đau nhẹ và gây ngủ, tác dụng an thần của hoa cúc được cho là do thành phần flavonoid, cụ thể là apigenin có thể gắn với các thụ thể benzodiazepine trong não. Chiết xuất hoa cúc có tác dụng gây ngủ gần giống như benzodiazepine - loại thuốc ngủ phổ biến và đã được chứng minh trong một nghiên cứu trên những con chuột bị rối loạn giấc ngủ.
Trong một nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania - Philadelphia, những người mắc rối loạn lo âu toàn thể (GAD) sử dụng thực phẩm chức năng là hoa cúc trong vòng 8 tuần đã giảm đáng kể các triệu chứng lo âu, so sánh với nhóm người bệnh dùng giả dược.
Hoa cúc cũng được sử dụng rộng rãi để làm mỹ phẩm hoặc hương liệu và phổ biến nhất dưới dạng trà – hơn 1 triệu ly trà hoa cúc được tiêu thụ mỗi ngày, đem lại cảm giác thư thái, bình an cho người thưởng thức.

Hoa oải hương (lavender)

Hoa oải hương rất nổi tiếng với hương thơm tuyệt vời, và được sử dụng như một biện pháp để điều trị rất nhiều bệnh, từ mất ngủ cho đến mệt mỏi, trầm cảm, và lo âu. Công dụng phổ biến nhất của hoa oải hương là sử dụng trong xà phòng và dầu gội đầu để làm sạch cơ thể và thư giãn tinh thần.

Một nghiên cứu năm 2010 đã chỉ ra rằng, hoa oải hương có thể làm giảm các triệu chứng lo âu ở những người mắc chứng rối loạn lo âu toàn thể, tác dụng này của hoa oải hương tương đương với tác dụng của lorazepam. Trong một nghiên cứu khác, sử dụng tinh dầu hoa oải hương cũng có thể giúp làm giảm trạng thái lo âu trước kỳ thi ở sinh viên ngành điều dưỡng.

Hoa lạc tiên

Người Mỹ bản địa là những người đầu tiên biết sử dụng hoa lạc tiên như một loại thảo mộc. Đầu tiên, loại hoa này được sử dụng chủ yếu để điều trị tình trạng bồn chồn. Sau đó, hoa lạc tiên được những người nhập cư vào Mỹ sử dụng như một loại thảo mộc an thần.

Các nhà nghiên cứu cho biết, hoa lạc tiên có tác dụng bằng cách tăng lượng axit gamma aminobutyric (GABA) trong não, việc này có thể làm giảm hoạt động của một số tế bào não và khiến bạn cảm thấy thư giãn hơn. Trong một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Dược lâm sàng và Trị liệu ( Journal of Clinical Pharmacy and Therapeutics), hoa lạc tiên có hiệu quả tương đương như oxazepam trong điều trị các triệu chứng lo âu ở những người mắc rối loạn lo âu toàn thể (GAD).

Mặc dù hoa lạc tiên không có tác dụng nhanh như oxazepam, nhưng hoa lạc tiên lại ít ảnh hưởng lên hiệu quả công việc so với dùng thuốc. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, những người được sử dụng hoa lạc tiên trước khi phẫu thuật cảm thấy ít lo âu hơn những người dùng giả dược.

Tía tô đất

Tía tô đất là một loại thảo mộc cùng họ với bạc hà và đã được sử dụng từ thời Trung cổ để chống lại căng thẳng và lo âu, kích thích ngủ ngon và cải thiện tiêu hóa.

Khi được sử dụng chung với các loại thảo mộc thư giãn tình thần khác, các nghiên cứu đã chứng minh rằng, tía tô đất có tác dụng an thần, giảm lo âu và hỗ trợ giấc ngủ. Trong một nghiên cứu bệnh chứng, 18 người tình nguyện khỏe mạnh nhận 2 liều chiết xuất tía tô đất tiêu chuẩn riêng biệt (một liều 300mg và một liều 600mg) hoặc dùng giả dược trong 7 ngày. Liều 600mg có tác dụng làm tăng cảm xúc và tăng trạng thái bình tĩnh và tỉnh táo.

Một nghiên cứu khác cũng ghi lại rằng, hiệu quả của tía tô đất cùng với các loại thảo mộc khác trong khi làm giảm lo âu. Khi những người sử dụng tía tô đất dưới dạng viên ngậm, hoạt động của sóng alpha trong não tăng lên, chứng tỏ họ đang cảm thấy rất thư giãn.

Cây nữ lang

Cây nữ lang đã được sử dụng từ thế kỷ thứ II để điều trị mất ngủ và lo âu, mặc dù phải đến thế kỷ thứ XVII, loại cây này mới trở nên phổ biến tại châu Âu. Các nhà khoa học tin rằng, cũng giống như các loại thảo mộc có tác dụng an thần khác, cây nữ lang sẽ làm tăng lượng GABA trong não, cơ chế tương tự như alprazolam và diazepam, và do đó, làm thư giãn não bộ.
Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu đầy đủ cũng như những kết luận cụ thể về tác dụng của cây nữ lang. Trong một nghiên cứu, cây nữ lang không cho thấy tác dụng kích thích giấc ngủ đối với đối tượng nghiên cứu (tác dụng của cây nữ lang trong nghiên cứu này chỉ tương đương với giả dược). Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác, 75 người bị mất ngủ được nhận hoặc 600mg chiết xuất nữ lang, hoặc 10mg oxazepam trong 28 ngày. Kết quả cho thấy, những người dùng nữ lang có giấc ngủ cải thiện tương đương với dùng thuốc, nhưng ít gặp phải các tác dụng không mong muốn hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những loại thảo mộc và gia vị tốt cho não bộ

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm