Đau xương chậu và đau lưng thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đau xương chậu khi mang thai thường có biểu hiện điển hình là đau âm ỉ, đau lan từ xương chậu đến đùi, bẹn, tử cung… Thai phụ cũng có thể cảm thấy đau lưng, đau thắt lưng. Mức độ đau khác nhau, có thể cảm thấy tiếng lạo xạo phát ra từ vùng xương mu và đau lan xuống dưới vùng giữa 2 chân. Cơn đau tăng lên khi đi lại, đi lên xuống cầu thang hay thay đổi tư thế khi ngủ.
Cơm đau cũng tăng vào buổi đêm có thể làm thai phụ thức giấc, nhất là khi thức dậy lúc nửa đêm để đi tiểu cũng có thể làm thai phụ cảm thấy rất đau và khó chịu.
Phụ nữ mang thai cần hạn chế làm việc nặng. Ảnh: minh họa
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra đau xương chậu khi mang thai chưa được các nhà chuyên môn thống nhất. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng có thể liên quan đến sự thay đổi vị trí của cơ quan trong cơ thể vào thời kỳ mang thai, nhất là sự phát triển của thai nhi. Các cơn đau vùng xương chậu cũng có thể là do nội tiết tố estrogen tác động vào các mô sụn sợi và các mô liên kết trong quá trình mang thai; Sự thiếu hụt vitamin D và canxi. Đặc biệt, đối với những thai phụ có các bệnh mạn tính (các bệnh lý của xương) cũng làm xuất hiện cơn đau.
Cần làm gì?
Nếu thai phụ có cảm giác đau vùng xương chậu, nên nằm nghỉ ngơi tại giường, nếu ngồi cần dựa lưng. Tránh đi lại nhiều, làm việc, nâng mang đẩy vật nặng. Nếu các cơn đau tăng dần kèm theo những bất thường cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn.
Ngoài ra, khi mang thai cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng như: ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt bổ sung canxi trong bữa ăn hàng ngày, nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ (giai đoạn này thai nhi tăng cân nhanh). Không nên thức khuya quá 10 giờ tối.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bé yêu phát triển thế nào trong bụng mẹ?
Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.