Người đàn ông ho ra cục máu đông hình cây phế quản khổng lồ
Theo Livescience, một người đàn ông 36 tuổi ở California, Mỹ, đã gây sốc cho các bác sĩ khi ho ra một cục máu khổng lồ hình dạng cây phế quản. Bệnh nhân đang điều trị bệnh tim, phải uống thuốc làm loãng máu.
Giải thích nguyên nhân, các bác sĩ cho biết "cây phế quản" được hình thành từ máu đông trong hình dạng của các đường dẫn khí phân nhánh phổi. Tình trạng sau đó của người đàn ông rất nghiêm trọng. Anh ta đã chết một tuần sau đó do các biến chứng.
Cái muỗng mắc kẹt trong thực quản người đàn ông
Một người đàn ông ở Trung Quốc cảm thấy đau ngực và khó thở nên đến bệnh viện khám. Hình chụp X-quang cho thấy có một chiếc thìa bị mắc kẹt trong thực quản của anh. Đáng ngạc nhiên là chiếc thìa bị mắc kẹt từ một năm qua nhưng không gây ra cho bệnh nhân nhiều sự khó chịu.
Các bác sĩ đã thực hiện thủ thuật nội soi trong 2 giờ để lấy thìa ra.
Kính áp tròng suốt 28 năm nằm trong mắt người phụ nữ
Người phụ nữ Mỹ 42 tuổi đến bác sĩ mắt để khám do mí mắt trái bị sưng và sụp. Các xét nghiệm cho thấy cô bị u nang ở mí mắt, bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ. Thế nhưng sau khi mổ, các bác sĩ bất ngờ phát hiện bên trong u nang là một chiếc kính áp tròng.
Người phụ nữ nhớ lại đã thất lạc chiếc kính áp tròng này khi cô 14 tuổi, trong một trận cầu lông và bị đánh vào mắt. Chấn thương khiến chiếc kính di chuyển vào mí mắt trái và tạo thành khối u ở đó.
Người đàn ông bị nhiễm trùng não do ăn não sóc
Bệnh nhân 61 tuổi ở New York, Mỹ, sau khi ăn não sóc có biểu hiện suy giảm khả năng suy nghĩ và mất liên lạc với thực tế. Ông được đưa đến bệnh viện ngay sau đó. Các bác sĩ cho biết bệnh nhân có khả năng mắc vCJD, một tình trạng não do các protein truyền nhiễm gọi là prion. Bệnh nhân đã tử vong trong quá trình điều trị.
Các bác sĩ cho biết tính đến năm 2018, y văn thế giới chỉ mới ghi nhận có vài trăm trường hợp mắc vCJD. Hầu hết bệnh nhân được cho là do ăn thịt bò bị ô nhiễm ở Anh trong những năm 1980 và 1990.
Cậu bé sống sót sau khi bị một xiên thịt đâm vào đầu
Cậu bé Xavier Cickyham 10 tuổi, ở Missouri (Mỹ) đang chơi trong một ngôi nhà trên cây thì bị ong bắp cày tấn công. Cậu rơi xuống và bị một xiên thịt quay ở mặt đất cắm vào đầu. Hình ảnh X-quang cho thấy chiếc xiên nhọn đâm qua mặt cậu bé và xuyên qua bên dưới hộp sọ đến phía sau gáy.
May mắn, chiếc xiên không ảnh hưởng đến các cấu trúc quan trọng bao gồm não, thân não và các dây thần kinh chính. Các bác sĩ đã phẫu thuật rút cây xiên và điều trị hồi phục cho cậu bé.
Con sâu trong da mặt người phụ nữ
Người phụ nữ sống ở Nga đã chụp một loạt ảnh tự sướng để ghi lại hành trình khối u di chuyển. U xuất hiện đầu tiên dưới mắt trái, sau đó di chuyển lên trên mắt và sau đó đến môi trên.
Tuy nhiên, bác sĩ xác định đây không phải khối u mà thực tế là một con sâu bò dưới da.
Qua kiểm tra, người phụ nữ bị nhiễm loại giun ký sinh Dirofilaria repens. Những con giun giống như sợi chỉ lây nhiễm tự nhiên từ chó, mèo, cáo và các động vật có vú hoang dã khác, thường sống trong các mô dưới da. Giun lây lan do muỗi đốt. Các trường hợp mắc bệnh ở người đã được báo cáo ở một số vùng của châu Âu, châu Á, châu Phi.
Các bác sĩ cho biết việc điều trị tương đối đơn giản: Phẫu thuật loại bỏ giun có thể chữa nhiễm trùng. Người phụ nữ đã hồi phục hoàn toàn.
Người phụ nữ bị nhiễm amip 'ăn não'
Một phụ nữ ở Seattle, Mỹ, bị amip "ăn não " hiếm gặp tấn công cướp đi sinh mạng.
Lúc đầu, các bác sĩ nghĩ rằng cô bị u não. Các xét nghiệm sau đó cho thấy cô bị nhiễm một loại amip tên là Balamuthia mandrillaris, nguyên nhân do sử dụng bình rửa mũi không đúng cách.
Các bác sĩ cho biết, những trường hợp nhiễm trùng này rất hiếm gặp. Tại Mỹ từ năm 1993 đến nay mới ghi nhận khoảng 70 trường hợp mắc bệnh.
Ký sinh trùng trong cột sống của người phụ nữ
Một phụ nữ ở Pháp xuất hiện các triệu chứng kỳ lạ, cảm giác như "sốc điện" chạy xuống chân.
Các bác sĩ tiến hành chụp MRI ở lưng bệnh nhân, kết quả cho thấy cô bị một tổn thương trên cột sống do nhiễm Echinococcus granulus. Đây là một loại sán dây nhỏ ký sinh ở chó và một số động vật trang trại, bao gồm cừu, gia súc, dê và lợn.
Người phụ nữ phải uống một loại thuốc chống ký sinh trùng. 9 tháng sau, cô hồi phục hoàn toàn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 đột phá của nền y học trong năm 2018
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.