Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 đột phá của nền y học trong năm 2018

Kính áp tròng phát hiện thay đổi đường huyết, vaccine chống ung thư, miếng dán cảm biến phát hiện đột quỵ... là những thành tựu y học đã được phát hiện và sử dụng trong năm 2018.

10 đột phá của nền y học trong năm 2018

MiniMed 670G được FDA chấp thuận sử dụng cho trẻ từ 7 - 13 tuổi bị đái tháo đường type 1

Bào chế vaccine điều trị ung thư

Đầu năm nay, các nhà nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) đã đưa ra lời kêu gọi trên báo chí họ đang cần bệnh nhân bị ung thư hạch thử dùng vaccine điều trị ung thư. Việc điều trị bao gồm tiêm các tác nhân kích thích miễn dịch vào khối u rắn. Thử nghiệm được thực hiện ở chuột cho thấy loại vaccine này có thể loại bỏ các tế bào ung thư mà ít gây các tác dụng phụ như phương pháp hóa trị hay xạ trị. Nếu các thử nghiệm trên con người thành công thì liệu pháp này có thể điều trị tất cả các loại ung thư khác nhau. 

10 đột phá của nền y học trong năm 2018 - Ảnh 1

Vaccine điều trị ung thư được nghiên cứu thử nghiệm trên người

Phần mềm phát hiện tăng kali máu 

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, tăng kali máu là mức kali trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Tăng kali máu thường là kết quả của những vấn đề về thận, đái tháo đường hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc huyết áp.

Kali trong máu tăng cao có thể dẫn đến đau ngực, đánh trống ngực, đối với những người mắc bệnh thận mạn tính, nó có thể gây tử vong.

Thông thường xét nghiệm máu có thể phát hiện nồng độ kali cao. Tuy nhiên, mới đây Cơ quan Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho ra mắt phần mềm KardiaK. Phần mềm này có thể phát hiện mức kali trong máu cao bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo thông qua điện tâm đồ (ECG).

Phát hiện lạc nội mạc tử cung bằng phương pháp không xâm lấn

Nhiều phụ nữ chỉ phát hiện ra mình bị lạc nội mạc tử cung sau khi không thể thụ thai và đi khám để tìm hiểu nguyên nhân. Tình trạng này chỉ có thể được xác định với sự giúp đỡ của một xét nghiệm xâm lấn gọi là nội soi ổ bụng. Mới đây, Công ty DotLab đã hướng tới việc phát hiện lạc nội mạc tử cung bằng xét nghiệm không xâm lấn DotEndo. Xét nghiệm này sẽ phát hiện lạc nội mạc tử cung thông qua nước bọt và máu của bệnh nhân. 

10 đột phá của nền y học trong năm 2018 - Ảnh 5

Phát hiện lạc nội mạc tử cung bằng phương pháp không xâm lấn 

Phát hiện đột phá trong điều trị đột quỵ

Liệu pháp kích thích não sâu có thể là hy vọng cho những bệnh nhân bị liệt sau đột quỵ. Phương pháp này có thể giúp bệnh nhân phục hồi chức năng vận động ở những bệnh nhân đột quỵ.

Miếng dán cảm biến giúp theo dõi bệnh nhân đột quỵ

Các nhà nghiên cứu vừa phát minh ra miếng dán có tích hợp cảm biến giúp theo dõi tình trạng bệnh nhân sau đột quỵ. Những miến dán co giãn có chứa các cảm biến vận động sẽ theo dõi chuyển động cơ cùng những rung động của dây thanh trong khi phát âm của người bệnh. Dữ liệu cảm biến sẽ giúp bác sỹ chẩn đoán và theo dõi được mức độ hiệu quả của các phương pháp điều trị cụ thể với bệnh nhân sau đột quỵ. 

10 đột phá của nền y học trong năm 2018 - Ảnh 6

Miếng dán này giúp bác sỹ theo dõi tình hình của bệnh nhân đột quỵ

Mũi tiêm phòng ngừa đau nửa đầu

Theo ước tính của các nhà khoa học, có khoảng 39 triệu người Mỹ bị đau nửa đầu. Gần đây, FDA đã chấp thuận một loại thuốc tiêm để ngăn ngừa đau nửa đầu. Thuốc tiêm phòng ngừa có tên là Alimovig. Trong các thử nghiệm lâm sàng, những bệnh nhân sử dụng Alimovig có thể cắt cơn đau nửa đầu của họ trong 2,5 tháng so với những người được điều trị bằng giả dược. 

Dùng thử ketamine điều trị Parkinson

Các nhà nghiên cứu đang thực hiện những thử nghiệm lâm sàng về việc tái sử dụng thuốc ketamine trong việc điều trị Parkinson để hạn chế tác dụng phụ của levadopa. Levadopa là thuốc thường được chỉ định khi mắc Parkinson, nó giúp cải thiện các triệu chứng Parkinson hiệu quả. Tuy nhiên, 40% bệnh nhân gặp các tác dụng phụ như không thể kiểm soát được các cử động của cơ thể. Các nhà nghiên cứu hy vọng, ketamine được sử dụng với liều lượng thích hợp có thể kiểm soát tốt Parkinson và giảm tác dụng phụ so với khi dùng Levadopa. 

10 đột phá của nền y học trong năm 2018 - Ảnh 7

Ketamin giúp làm giảm triệu chứng của bệnh nhân Parkinson

Kiểm soát insulin cho trẻ bị đái tháo đường type 1 nhờ MiniMed 670G

Khi một đứa trẻ được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 1, cuộc sống của chúng sẽ thay đổi. Chúng sẽ phải liên tục theo dõi lượng đường trong máu (glucose) bởi lượng đường trong máu tăng bất thường có thể gây nhiều hậu quả nguy hiểm. Mới đây FDA đã chấp thuận sử dụng hệ thống vòng lặp lại MiniMed 670G cho trẻ từ 7 đến 13 tuổi mắc bệnh đái tháo đường type 1. 

Thiết bị này hoạt động bằng cách đo nồng độ glucose trong cơ thể sau mỗi 5 phút và tự động điều chỉnh chuyển insulin. Hệ thống này bao gồm một cảm biến đo nồng độ glucose dưới da, một máy bơm insulin và một miếng dán truyền kết nối với máy bơm. Người dùng cần phải tự yêu cầu liều insulin để chống lại việc tiêu thụ carbohydrate.

Thử nghiệm thuốc chủng ngừa Zika thành công bước đầu

Thông tin được công bố trong The Lancet đầu năm nay cho thấy một vaccine phòng Zika được thử nghiệm trên người có hiệu quả phòng ngừa Zika tốt. Có tới 92% người trong thử nghiệm sử dụng vaccine đã có một phản ứng miễn dịch với virus Zika. 

10 đột phá của nền y học trong năm 2018 - Ảnh 8

Thử nghiệm của các nhà khoa học cho thấy vaccine Zika giúp phòng ngừa virus hiệu quả

Kính áp tròng có thể theo dõi lượng đường trong máu

Ở bệnh nhân bị đái tháo đường, việc điều chỉnh lượng đường trong máu sẽ giúp kiểm soát bệnh tiến triển. Tuy nhiên, hiện nay việc đo đường huyết thông qua lấy máu ngón tay thường khá phức tạp. Do vậy, các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Hàn Quốc đã phát minh ra loại kính áp tròng thông minh có thể phát hiện lượng đường trong máu qua những giọt nước mắt. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trí tuệ nhân tạo (A.I) có thể giải quyết khủng hoảng nguồn nhân lực trong chăm sóc sức khỏe? - Phần 1, Trí tuệ nhân tạo (A.I) có thể giải quyết khủng hoảng nguồn nhân lực trong chăm sóc sức khỏe? - Phần 2

 

 
Thanh Tú - Theo Healthplus/Reader's Digest
Bình luận
Tin mới
Xem thêm