Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc tăng cường trao đổi chất để giảm cân - Sự thật hay viễn tưởng?

Bạn cảm thấy mệt mỏi với phương pháp ăn kiêng và tập thể dục để giảm cân? Bạn mong muốn chỉ cần uống một viên thuốc để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đốt cháy calo và giảm cân nặng hiệu quả? Bài viết này sẽ mang đến câu trả lời cho bạn liệu thuốc tăng cường trao đổi chất có thật sự hiệu quả không nhé?

Quá trình trao đổi chất diễn ra như thế nào?

Nói một cách đơn giản, sự trao đổi chất của bạn là tất cả các quá trình sinh học xảy ra trong cơ thể nhằm chuyển đổi carbohydrate, protein và chất béo từ thức ăn thành năng lượng mà tế bào cần để hoạt động. Năng lượng cơ thể cần sử dụng cho rất nhiều hoạt động khác nhau. Năng lượng cho chuyển hóa cơ bản (BMR), là lượng calo cần để duy trì các chức năng cơ bản khi bạn nghỉ ngơi, không làm việc gì cả. Theo Mayo Clinic, BMR của bạn chiếm khoảng 70% năng lượng sử dụng hàng ngày của bạn. Một số điều ảnh hưởng đến BMR của bạn:

  • Di truyền: Lượng calo bạn đốt cháy mỗi ngày phần lớn do di truyền quyết định
  • Tuổi: BMR trung bình của bạn giảm 2 phần trăm mỗi thập kỷ sau tuổi 20
  • Giới tính: Đàn ông có chỉ số BMR cao hơn phụ nữ
  • Cân nặng: Khi cân nặng của bạn tăng lên, BMR của bạn cũng vậy
  • Chiều cao: Những người cao có xu hướng có chỉ số BMR hơn những người thấp hơn
  • Tỷ lệ khối cơ: BMR của bạn sẽ cao hơn nếu bạn có nhiều cơ hơn và ít chất béo hơn
  • Chế độ ăn uống: Lượng calo thấp trong thời gian dài có thể làm giảm đáng kể chỉ số BMR của bạn. Vì vậy, ăn kiêng khắc nghiệt thực sự có thể chống lại bạn
  • Một số rối loạn y tế, một số loại thuốc và khí hậu cũng có thể thay đổi chỉ số BMR của bạn
  • Mức độ bạn di chuyển, cả nói chung và khi tập thể dục, cũng phản ánh tổng số calo bạn đốt cháy. Bạn cũng đốt cháy calo để tiêu hóa thức ăn, một quá trình được gọi là sinh nhiệt do chế độ ăn uống.

Thuốc tăng cường trao đổi chất có hiệu quả không?

Một số công ty bán các sản phẩm được cho là thúc đẩy quá trình trao đổi chất của bạn. Hầu hết đều khẳng định họ làm điều này thông qua một quá trình được gọi là sinh nhiệt, hoặc tăng sản xuất nhiệt. Quá trình này kích thích sử dụng năng lượng và có thể làm tăng sự trao đổi chất của bạn và giúp đốt cháy calo. Hãy cùng khám phá một số thành phần phổ biến nhất có trong các sản phẩm có tác dụng tăng cường trao đổi chất.

  • Caffeine

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffeine có thể làm tăng quá trình sinh nhiệt. Theo một bài báo đánh giá được xuất bản trên Ob Fat Reviews, sáu nghiên cứu khác nhau đã phát hiện ra rằng mọi người đốt cháy nhiều calo hơn khi họ dùng liều tối thiểu 270 miligam (mg) caffeine hàng ngày. Nói cách khác, hầu hết các chất bổ sung caffeine chứa 200 mg caffeine, trong khi một tách cà phê chứa khoảng 95 mg. Tuy nhiên, nếu bạn uống caffeine thường xuyên, tác dụng này có thể giảm bớt. Nói chuyện với bác sĩ trước khi thêm nhiều caffeine vào chế độ ăn uống. Và đảm bảo rằng nguồn caffeine của bạn không chứa quá nhiều calo. Nếu bạn uống quá nhiều đồ uống cà phê có đường hoặc sữa, chúng sẽ mang đến hiệu quả trái ngược

  • Capsaicin

Capsaicin là hóa chất gây nóng trong. Có một số dấu hiệu cho thấy nó có thể giúp thúc đẩy giảm cân. Trên thực tế, một đánh giá của 20 nghiên cứu được công bố trên Appetite cho thấy capsaicin có thể làm tăng lượng calo bạn đốt cháy lên khoảng 50 calo mỗi ngày. Lượng calo đó có thể tăng lên theo thời gian, góp phần giảm cân lâu dài. Vì vậy, hãy xem xét việc bổ sung nó trong nhà bếp của bạn!

  • L-carnitine

L-carnitine là một chất giúp cơ thể bạn biến chất béo thành năng lượng. Trong khi cơ thể sản xuất ra L-carnitine trong gan và thận, bạn cũng có thể tìm thấy nó trong thịt, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt và các loại đậu. L-carnitine có thể hữu ích để điều trị một số bệnh, bao gồm bệnh tim, bệnh động mạch ngoại vi và bệnh thần kinh do tiểu đường. Nhưng việc sử dụng nó như một chất bổ sung chế độ ăn uống để giảm cân là một vấn đề đáng nghi ngờ. Một nghiên cứu được báo cáo trên Tạp chí Thực phẩm Thuốc cho thấy rằng L-carnitine có thể cung cấp một số lợi ích chống béo phì. Nhưng cần có nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá lợi ích và rủi ro của việc bổ sung L-carnitine để giảm cân.

  • Chromium picolinate

Chromium là một khoáng chất mà cơ thể bạn sử dụng với một lượng nhỏ. Chất bổ sung Chromium picolinate rất hữu ích cho những người bị thiếu crôm. Nhưng hiệu quả của nó như một chất tăng cường trao đổi chất là một vấn đề đáng nghi ngờ. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã không ủng hộ nó. Một nghiên cứu thí điểm được báo cáo trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung cho thấy thành phần này không hiệu quả trong thúc đẩy trao đổi chất.

  • Axit linoleic liên hợp (CLA)

Cũng như nhiều chất bổ sung, nghiên cứu về CLA đã cho thấy nhiều kết quả khác nhau. Một đánh giá về các nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Châu Âu đã tìm thấy bằng chứng rằng CLA có thể thúc đẩy giảm cân và giảm mỡ, nhưng tác động rất nhỏ và không chắc chắn. Các vấn đề về đường tiêu hóa và mệt mỏi là những tác dụng phụ thường gặp khi dùng chất bổ sung CLA, vì vậy bạn có thể không muốn sử dụng thành phần này. 

  • Trà xanh

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về hiệu quả của trà xanh trong việc giảm cân. Rất ít đã báo cáo kết quả đáng kể. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Physiology and Behavior cho thấy rằng catechin và caffeine có trong trà xanh có thể giúp hỗ trợ duy trì cân nặng. Trà xanh được coi là một thực phẩm bổ sung an toàn cho chế độ ăn kiêng của hầu hết mọi người.

  • Resveratrol

Resveratrol là một chất được tìm thấy trong vỏ của nho đỏ, dâu tằm, hà thủ ô Nhật Bản và đậu phộng. Các nghiên cứu cho thấy nó có tác dụng đốt cháy chất béo ở chuột. Nhưng cần nhiều thử nghiệm lâm sàng trên người hơn để khẳng định điều này. 

Mặc dù được quảng cáo rầm rộ, các chất bổ sung được quảng cáo là chất làm tan mỡ và tăng cường trao đổi chất hiếm khi có tác dụng đáng kể trong việc giảm cân. Nếu bạn muốn giảm cân, cắt giảm calo từ chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên hơn có lẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn thêm về cách giảm cân an toàn và bền vững.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm thế nào để tăng cường quá trình trao đổi chất?

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (tổng hợp từ Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

Xem thêm