Một số người sử dụng các chế phẩm có chứa thành phần corticoid để giải quyết các vấn đề về da do thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, thường làm giảm nhanh các triệu chứng.
Corticoid là gì?
Corticoid (tên đầy đủ là glucocorticoid) là một loại thuốc kháng viêm được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là các bệnh ngoài da. Corticoid dùng trong điều trị có tác dụng tương tự như hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận (hai tuyến nhỏ nằm phía trên thận), có vai trò quan trọng trong điều hòa chuyển hóa muối, đường, mỡ, chất đạm và duy trì các chức năng sống của cơ thể.
Thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid có hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý ngoài da, bao gồm: eczema, phát ban, kích ứng nhẹ do côn trùng đốt, viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến, tăng tiết bã nhờn và viêm da tiếp xúc. Mặc dù hiệu quả của thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid khá ấn tượng, điều quan trọng trong hướng dẫn sử dụng là phải biết rằng nhóm thuốc này có những tác dụng phụ đáng kể.
Corticoid bôi ngoài được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid được kê toa để điều trị một số bệnh viêm da như bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến.
Thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid trong một số tình trạng bệnh lý da (như nấm ngoài da, lang ben, hắc lào) chỉ giúp ngăn chặn tình trạng viêm da gây đỏ và ngứa trong giai đoạn cấp tính ban đầu hơn là điều trị nguyên nhân gây bệnh và do đó sẽ không chữa khỏi tình trạng bệnh.
Thuốc có chứa corticoid: lợi ít hại nhiều?
Khi được sử dụng đúng cách, thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid ít nguy cơ gây ra tác dụng phụ đáng kể.
Tuy nhiên, nếu nhóm thuốc này, được sử dụng kéo dài hay dùng lượng lớn có thể gây ra những thay đổi trên vùng da được điều trị, với các dấu hiệu da nhiễm corticoid, bao gồm mỏng da, hình thành các mảng bầm tím, vết rạn da, viêm nang lông và mụn nhọt, mất sắc tố da và mọc lông.
Cảm giác thiêu đốt hoặc châm chích khá phổ biến trong vài ngày đầu điều trị với thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid, tuy nhiên điều này thường hết sau vài ngày.
Thận trọng khi dùng thuốc chứa Corticoid bôi ngoài da để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
Nếu sử dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, nguy cơ hấp thu thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid vào cơ thể là thấp. Trong một số trường hợp có tình trạng viêm da mãn tính, thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid có thể được chỉ định sử dụng trong thời gian dài nếu người sử dụng biết và tuân thủ đúng liều lượng dùng.
Ngoài các dạng thuốc bôi với mục đích điều trị, các corticosteroid hiện nay còn được sử dụng với mục đích làm đẹp trong kem trộn. Các dạng mỹ phẩm này mang lại hiệu quả dưỡng trắng hoặc trị mụn "thần tốc" chỉ sau vài ngày đến 2 tuần sử dụng.
Khi sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid (kem trộn), ban đầu da sẽ đẹp lên nhanh chóng, trắng hồng, mờ thâm, giảm mụn… Nhưng chỉ sau 1 thời gian ngắn hoặc khi ngừng thuốc đột ngột sẽ gây ra tình trạng hư hỏng da nặng nề, khó chữa.
Thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid sử dụng thế nào?
Hiện nay corticoid được sử dụng nhiều trong các chế phẩm bôi ngoài với mục đích điều trị bệnh hoặc làm đẹp. Để tránh tác dụng không mong muốn, chúng ta cần lưu ý.
- Lựa chọn corticosteroid phù hợp với tính chất bệnh lý và vùng da bị tổn thương.
- Thường bôi ngày 2 lần, đôi khi là 3 – 4 lần nếu có chỉ định cụ thể. Khi bôi mát xa nhẹ để thuốc ngấm vào da.
- Thời gian dùng thuốc bôi tùy theo tình trạng bệnh và theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không bôi corticosteroid trên diện rộng vì có thể gây quá liều, hấp thu và gây tác dụng toàn thân.
Để tình trạng các bệnh ngoài da được cải thiện, hãy tìm hiểu các sản phẩm có chứa Corticoid thật kỹ và sử dụng sản phẩm phù hợp với liều lượng hợp lý theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các tác hại không mong muốn trên làn da.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Bôi kem làm trắng da chứa corticoid: Nguy hại khôn lường.
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.