Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Glucocorticoid

Glucocorticoid là loại thuốc có tác dụng ngăn chặn quá trình viêm gây ra bởi sự rối loạn của hệ miễn dịch. Không những vậy, thuốc còn có tác dụng trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chúng cũng có những mặt trái nếu sử dụng không đúng cách, đặc biệt khi bạn sử dụng thuốc trong thời gian dài.

Glucocorticoid là gì?

Glucocorticoid là một loại thuốc tổng hợp nhân tạo, có nguồn gốc từ steroid – chất có sẵn và xuất hiện tự nhiên trong cơ thể. Các steroid có rất nhiều chức năng khác nhau, và một trong số đó là khả năng làm gián đoạn quá trình viêm bằng cách thâm nhập vào các tế bào và ngăn chặn các protein thúc đẩy quá trình viêm. Ngoài ra, chúng cũng giúp cơ thể đáp ứng với các căng thẳng và điều chỉnh cách cơ thể sử dụng chất béo và đường.

Với nhiều tác dụng như vậy, việc tổng hợp glucocorticoid nhân tạo được phát triển cho rất nhiều mục đích khác nhau. Một số loại thuốc có bản chất glucorticoid bao gồm:

  • beclomethasone
  • betamethasone
  • budesonide
  • cortisone
  • dexamethasone
  • hydrocortisone
  • methylprednisolone
  • prednisolone
  • prednisone
  • triamcinolone

Glucocorticoid dùng trong trường hợp nào?

Glucorticoid tổng hợp nhân tạo có thể mạnh hơn và có hiệu quả hơn các steroid tự nhiên. Một số mục đích sử dụng của chúng bao gồm:

  1. Các bệnh tự miễn

Các bệnh tự miễn có thể gây ra những hậu quả rất lớn khi quá trình viêm tác động trên diện rộng do cơ thể nhầm lẫn tự đánh lại chính bản thân. Các bệnh tự miễn bao gồm:

  • Bệnh xơ đa cứng
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm ruột
  • Viêm loét đại tràng
  • Vẩy nến, chàm

Glucocorticoid có thể làm giảm hoạt động của các tế bào miễn dịch. Chúng giúp giảm các tổn thương bên trong do các bệnh gây ra. Đồng thời, chúng cũng ngăn chặn tình trạng viêm do các phản ứng tự miễn dịch của cơ thể. Điều này có thể làm giảm tình trạng đau, sưng, chuột rút hay ngứa.

  1. Dị ứng và hen
Dị ứng và hen là hai tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với các tác nhân có thể là vô hại. Trong nhiều trường hợp, những tác nhân như phấn hoa, đậu phộng cũng có thể gây tình trạng phản ứng viêm mạnh của cơ thể. Các triệu chứng có thể khác nhau, bao gồm:
  • Ngứa
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt
  • Cảm giác lâng lâng
  • Mẩn đỏ, nổi ban, phát ban
  • Hắt hơi, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Phù vùng mặt, môi hay họng
  • Khó khăn trong việc thở

Glucocorticoid có thể điều trị những phản ứng quá mức nay bằng cách ngăn phản ứng viêm và làm dịu phản ứng của các thế bào miễn dịch.

3. Suy tuyến thượng thận

Khi bạn gặp phải bệnh lý suy tuyến thượng thận, cơ thể bạn không thể tổng hợp đủ cortisol. Nó có thể là kết quả của các vấn đề như bệnh Addison hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận. Glucocorticoid lúc này được dùng để thay thế cortisol mà cơ thể không thể sản sinh được nữa.

4. Suy tim

Sử dụng glucocorticoid trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) có thể giúp điều trị suy tim bằng cách tăng khả năng đáp ứng của cơ thể bạn với một số loại thuốc lợi tiểu. Tuy nhiên, đây không phải là cách sử dụng phổ biến.

5. Ung thư

Glucocorticoid có thể dùng trong liệu pháp điều trị ung thư để giảm các tác dụng phụ không mong muốn của phương pháp hóa trị liệu. Ngoài ra, chúng còn có thể được sử dụng để tiêu diệt một số tế bào ung thư trong một số ung thư nhất định, như:

  • Bệnh bạch cầu cấp và bạch cầu kinh (Leukemia cấp và Leukemia kinh)
  • Bệnh u limpho Hodgkin và không Hodgkin
  • Bệnh đa u tủy

6. Các vấn đề về da

Một số bệnh tại da có thể dùng glucocorticoid để điều trị như bệnh chàm, bằng cách sử dụng thuốc dưới dạng bôi và thuốc uống.

7. Phẫu thuật

Glucocorticoid có thể được sử dụng trong các ca phẫu thuật thần kinh. Chúng làm giảm viêm trong các mô nhỏ của hệ thống thần kinh. Chúng cũng được sử dụng ngay sau khi cấy ghép nội tạng để giúp ngăn hệ thống miễn dịch tự từ chối cơ quan được cấy ghép.

Tác dụng phụ

Glucocorticoid thậm chí còn được coi là “thần dược”, là “thuốc tiên” bởi những công dụng của chúng nhưng không hẳn chúng không có tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ còn có thể gây rất nhiều tổn hại cho cơ thể. Đây cũng là lý do vì sao chúng không được kê để sử dụng trong thời gian dài.

Nguồn: VTV
Tác dụng phụ của thuốc có thể:
  • Làm tăng mức đường huyết, có thể gây bệnh tiểu đường tạm thời hoặc lâu dài
  • Giảm quá trình hấp thu canxi của cơ thể, có thể dẫn đến tình trạng loãng xương
  • Làm tăng lượng cholesterol và triglycerid
  • Tăng nguy cơ viêm loét dạ dày
  • Làm chậm quá trình liền vết thương do trì hoãn quá trình viêm tại vết thương
  • Ức chế hệ miễn dịch và có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn theo một cách khác

Sử dụng thuốc trong thời gian dài còn có thể làm mất các mô cơ. Nó được gọi là hội chứng Cushing, kèm theo các vấn đề như:

  • Tạo bướu to ở khu vực vai
  • Mặt tròn (bộ mặt Cushing)
  • Tăng cân
  • Rạn da vết màu hồng
  • Yếu xương
  • Tiểu đường
  • Tăng huyết áp
  • Làm mỏng da
  • Chậm liền vết thương
  • Mụn
  • Bất thường chu kỳ kinh nguyệt
  • Mệt mỏi
  • Trầm cảm
  • Giảm ham muốn tình dục

Nếu bạn đang dùng glucocorticoid trong thời gian trên vài tuần, bác sĩ có thể sẽ giảm liều cho bạn dần dần chứ không ngừng một cách đột ngột. Điều này giúp dự phòng trước hội chứng cai. Có thể hiểu là khi bạn sử dụng thuốc, cơ thể nhận ra việc thêm vào chất đó và giảm sản sinh so với bình thường. Khi bạn ngưng sử dụng, cơ thể cần thời gian để hoạt động sản sinh đầy đủ trở lại. Do vậy, giảm một cách từ từ giúp cơ thể không thiếu hụt một cách đột ngột và khiến rơi vào hội chứng cai.

Tổng kết

Glucocorticoid là thuốc được sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, điều vô cùng quan trọng là bạn cần cân bằng giữa những lợi ích mà thuốc mang lại so với những ảnh hưởng tiêu cực của thuốc. Nếu bạn được kê đơn sử dụng thuốc, hãy luôn để ý đến bất cứ dấu hiệu nào khác thường và báo lại cho bác sĩ. Điều này là vô cùng quan trọng, giúp bạn đạt được những lợi ích tốt nhất cho quá trình điều trị và tránh khỏi những tác hại không mong muốn.

Tham khảo thêm thông tin tại: Tác dụng phụ của Corticoid và cách khắc phục

 

Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm